Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 13/03/2023 08:59 876
(CTTĐTBP) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 06/3/2023 về thực hiện chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Chiến lược này nhằm phát triển cơ giới hóa nông nghiệp đồng bộ và chế biến nông, lâm, thuỷ sản về cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị và điều kiện đầu tư phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất của từng vùng sản xuất, địa phương, trong đó ưu tiên đối với các vùng sản xuất hàng hóa, tập trung, trọng điểm và ngành hàng có giá trị gia tăng cao, sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết vùng.
 
UBND tỉnh yêu cầu việc phát triển cơ giới hóa phải gắn với quá trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với chuỗi giá trị thông qua các mô hình hợp tác, liên kết tổ chức sản xuất; sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, hữu cơ, tuần hoàn, công nghệ cao và sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư, phát triển cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nắm bắt cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, số hóa, tự động hóa để phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, hiệu quả và bền vững, thích nghi với lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất của tỉnh.

Định hướng phát triển cơ giới hóa với các ngành hàng chính: Lĩnh vực trồng trọt, tất cả các khâu từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc (tưới, phun thuốc, làm cỏ), thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch; lĩnh vực chăn nuôi sẽ tập trung vào khâu phối trộn thức ăn, chăm sóc, ưu tiên các mô hình chăn nuôi trang trại quy mô lớn, trại kín, công nghệ cao theo chuỗi, an toàn dịch bệnh.

Lĩnh vực sơ chế, bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản: Ưu tiên các doanh nghiệp, hợp tác xã có quy mô lớn, hiện đại, có trình độ và năng lực công nghệ tiên tiến, kết hợp với phát triển các cơ sở sơ chế, bảo quản, chế biến quy mô vừa và nhỏ nhằm tạo sự đồng bộ, gắn kết, lan tỏa theo chuỗi; đa dạng hóa sản phẩm, tăng tỷ trọng chế biến sâu; đẩy mạnh chế biến các sản phẩm nông sản chủ lực xuất khẩu và phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

Để hoàn thành mục đích và yêu cầu kế hoạch đề ra, UBND tỉnh đưa ra 6 nhóm giải pháp cụ thể để tổ chức triển khai.

Thứ nhất, hoàn thiện về thể chế, chính sách. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu hoàn thiện quy định để quản lý, thực hiện.

Thứ hai, phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tổ chức sản xuất. Tổ chức các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo định hướng phát triển nhóm sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia, cấp tỉnh, sản phẩm là đặc sản của địa phương) được cơ giới hóa đồng bộ, phù hợp với lợi thế của từng vùng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu và kết nối với khu chế biến nông sản, khu dịch vụ thương mại và khu du lịch, liên kết vùng.
 
Thứ ba, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ. Tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ phục vụ phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào đầu tư phát triển cơ giới hóa và chế biến nông sản.

Thứ tư, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ lao động điều khiển máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản theo hướng đào tạo, huấn luyện có chứng chỉ, bằng cấp; tăng cường công tác huấn luyện an toàn vệ sinh cho người lao động và sử dụng lao động trong máy móc, thiết bị, công nghệ và chế biến nông sản.
 
Thứ năm, hợp tác và hội nhập kinh tế trong và ngoài nước. Tăng cường chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến với các tổ chức quốc tế, các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.

Thứ sáu, phát triển tín dụng trong sản xuất nông nghiệp. Triển khai hiệu quả chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với các đối tượng khách hàng./.

Tác giả bài viết: CTTĐTBP

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay8,618
  • Tháng hiện tại1,081,550
  • Tổng lượt truy cập16,149,681
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây