Ông Lê Văn Đức : Không vì hoàn cảnh mà quên đi trách nhiệm xã hội của một công dân

Thứ hai - 02/10/2017 15:25
“Hậu quả chiến tranh để lại khiến con tôi bị bệnh tâm thần, vợ tôi bị bệnh trầm cảm. Nỗi đau chồng nỗi đau, có những lúc tưởng chừng như không vực dậy được. Thế nhưng không vì hoàn cảnh mà tôi quên đi trách nhiệm xã hội của một người công dân. Đời người chỉ sống có một lần, sống sao để không hối tiếc vì những năm tháng sống hoài sống phí.” Những ẩn ức đau thương chợt hiện về trong đôi mắt ông Lê Văn Đức, ấp sóc Rul xã An Phú, (Hớn Quản), người được vinh danh “Công dân Bình Phước ưu tú” năm 2016 nhưng rồi, nó bổng biến mất và thay vào đó là ánh mắt lạc quan, yêu đời. Như nhánh xương rồng vươn lên mạnh mẽ giữa đất trời, sức mạnh ý chí nghị lực đã khiến ông vượt qua tất cả, cống hiến tâm, sức, trao yêu thương cho đời.
Hình: Thanh mai
Hình: Thanh mai

Ẩn ức buồn

 Năm 20 tuổi, chàng thanh niên Lê Văn Đức (hiện ngụ ấp Sóc Rul, xã An Phú) đã tham gia cách mạng. Ông từng tham gia hoạt động tại Ban Công vận thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Ban Binh vận khu miền Đông Nam Bộ, Sở Công an Sông Bé, trại cưỡng bức lao động nông trường Bình Quới. Năm 1992 đơn vị cuối cùng giải thể, ông Đức trở về sinh sống tại khu phố Phú Bình – An Lộc – Bình Long. Tai họa bổng ập tới khi 2 con của ông đi học tại trường Bình Long bị nổ mìn. Lần đó số trẻ chết và bị thương là 25 cháu. Trong số 2 người con của ông có một con trai bị đứt lìa chân trái. Vì không chịu nổi cú sốc, người con trai này trở nên trầm cảm. Và rồi kết quả thi rớt đại học đã khiến anh bị bệnh tâm thần. Vì quá thương con nên vợ ông trở nên buồn bã, mắc chứng trầm cảm đã nhiều năm qua. Những lúc ấy ông tưởng chừng như mình bất lực, nhưng rồi ông đã vực dậy tinh thần.

 

 

Biến đau thương thành động lực sống

Năm 1996, sau khi thôi việc, ông tích cực làm lụng, cộng với số tiền tích lũy ít ỏi ông vay mượn thêm và mua được 5ha đất để trồng cà phê, sầu riêng. Đến năm 2004 ông quyết định chuyển sang trồng cao su. Năm 2010 cao su bắt đầu cho sản phẩm, ông trồng thêm 1ha cây hồ tiêu. Có thu từ cao su và tiêu ông mở thêm dịch vụ bán vật tư nông nghiệp. Từ năm 2010 đến nay lợi nhuận thu được từ mủ cao su, hồ tiêu, bán vật tư nông nghiệp từ 1,2-1,5 tỷ đồng/năm. Nhọc nhằn bao nỗi lo toan gánh nặng gia đình với nhiều vai trò vừa làm chồng làm cha, vừa làm vợ làm mẹ vừa phát triển kinh tế gia đình, nhưng không vì thế mà ông xao nhãng với cộng đồng xã hội. Dù ở vị trí xã hội nào ông đều làm tốt vai trò xã hội ấy. Xóa đói giảm nghèo, xây nhà tình thương, đền ơn đáp nghĩa, làm đường giao thông, giữ gìn ANTT địa bàn, khuyến học khuyến tài, gần như không có phong trào nào mà gia đình ông không tham gia. Những hoạt động nhường cơm sẻ áo, giúp người hoạn nạn rủi ro ông luôn sẵn sàng. “Động lực làm từ thiện của tôi gần như thuộc về cái tật bẩm sinh, bản chất rồi, thấy ai khó khăn hơn mình là tôi giúp đỡ”, ông cho biết. Từ năm 2012 đến nay, ông đã hỗ trợ một hộ gia đình nghèo tại địa phương 35 kg gạo và 700 ngàn đồng mỗi tháng, giúp họ ổn định cuộc sống. Ông còn hiến 2000m2 đất để xây trường giúp các em học sinh trong ấp đi học thuận tiện hơn.

Là người bí thư chi bộ mẫu mực đã 17 năm trôi qua, ông đã lãnh đạo đoàn thể, nhân dân trong ấp gặt hái được nhiều “quả ngọt”. Từ năm 2014-2016, ấp sóc Rul liên tục đạt khu dân cư văn hóa. Chi bộ ấp 5 năm liền đạt trong sạch vững mạnh. Vận động nhân dân đóng góp trên 80 triệu đồng làm con đường, vận động các tổ chức cá nhân để xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ gặp khó khăn, các đối tượng chính sách. Ông Tâm sự: “. Tôi sắp xếp công việc gia đình để tham gia phong trào xã hội. Mục tiêu của tôi là mình thành đạt hôm nay phải làm việc gì có ích cho xã hội, từ động cơ đó thúc đẩy tôi vượt qua khó khăn đưa ấp Sóc Rul thành ấp vững mạnh trong nhiều phong trào thi đua.”  Ngoài vai trò là bí thư chi bộ, ông Đức còn là tổ trưởng tổ hòa giải, tổ trưởng tổ an ninh, tổ dân vận, Ban liên lạc cựu công an kháng chiến về hưu, hội viên nông dân, CTĐ, đội viên đội dân phòng.

Với vai trò là HVND, Hàng năm ông bán phân bón, thuốc trả chậm không tính lãi cho các hộ khó khăn, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương với tổng số tiền trên 400 triệu đồng/năm. Ông còn bán thiếu dây tiêu không tính lãi và truyền đạt kinh nghiệm trồng tiêu cho nông dân lớn tuổi. “Khoa học gắn liền với phát triển kinh tế,  nếu chúng ta làm theo lối mòn sẽ không còn phù hợp bởi khoa học ngày càng phát triển. Phải tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật mới tăng năng suất, giá trị kinh tế cho gia đình.” Người nông dân được đề nghị tặng danh hiệu NDSXG cấp trung ương bộc bạch quan niệm làm kinh tế của mình.

Trong góc nhỏ căn nhà, ông còn lưu giữ nhiều Bằng khen, giấy khen của Tỉnh ủy Bình Phước, chủ tịch UBND tỉnh, HND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, giám đốc Công an tỉnh nhờ có thành tích xuất sắc trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt danh hiệu “Công dân Bình Phước ưu tú” năm 2016 được ông đặt ở một nơi trang trọng nhất để tự nhắn nhủ mình, mãi mãi luôn là người công dân ưu tú, xứng đáng với những danh hiệu mà Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân đã ghi nhận.  Chúng tôi chia tay trong buổi trưa đầy nắng, dưới tàn cao su in bóng ông, một người có chiều cao khiêm tốn nhưng có lẽ ai ai cũng phải ngước nhìn với ánh mắt khâm phục, mến mộ bởi một tâm hồn cao lớn, luôn trăn trở  vì lợi ích cộng đồng.

hình Thanh mai

 Ông Lê Văn Đức nâng niu danh hiệu “Công dân ưu tú Bình Phước” năm 2016.

Thanh mai

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập70
  • Hôm nay13,977
  • Tháng hiện tại461,896
  • Tổng lượt truy cập24,995,554
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây