DOANH NGHIỆP NỖ LỰC PHỤC HỒI KINH TẾ SAU ĐẠI DỊCH

Thứ năm - 16/02/2023 14:37 667
Thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; và gần đây nhất là Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; trong thời gian qua UBND huyện Hớn Quản đã tập trung chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, thực hiện “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng chống dịch Covid-19, vừa duy trì, phục hồi và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội. Với lực đẩy đó, các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó, năng động, sáng tạo trong điều hành, hoạch định chiến lược phát triển, để ngày càng đứng vững hơn trong biến động của thị trường.
Triển khai dự án trồng chuối già Nam Mỹ trên địa bàn xã Tân Hưng, (Hớn Quản), công ty TNHH Union trading (thành phố Hồ Chí Minh) canh tác trên tổng diện tích 125 ha, doanh thu 240 triệu đồng/hecta. Qua đó, tạo việc làm cho khoảng 300 công nhân tại địa phương và nơi khác đến với mức lương cơ bản từ 6 đến 9 triệu đồng. Không nằm ngoài ảnh hưởng chung từ đại dịch Covid 19, doanh nghiệp đã hỗ trợ 70% lương trong giai đoạn nghĩ do dịch để giữ chân công nhân, phục vụ cho giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch và hướng đến phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh; thúc đẩy các động lực tăng trưởng. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Quản lý trang trại chuối Union Trading cho biết: Trong giai đoạn bình thường mới, chúng tôi đã triển khai một số nhiệm vụ sau: “Thứ nhất, tiếp tục tăng ca để bù lại những hoạt động sản xuất chậm trễ do dịch gây ra … Đối với các đối tác sau thời gian dịch, chúng tôi tiến hành nối ghép, lên kế hoạch sản xuất và bán hàng để các đối tác biết và có kế hoạch tổ chức bán hàng.”
Như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Thương mại Nam Hoa Thành, ấp Quản Lợi B, (Tân Lợi), một doanh nghiệp có sản phẩm hạt điều xuất khẩu sang Trung Quốc cũng gặp một số khó khăn trong đại dịch Covid -19.  Tuy nhiên, được sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng sự chỉ đạo linh hoạt, chủ động của ban giám đốc, công ty đã nỗ lực vượt qua khó khăn. Hiện với quy mô sản xuất 1.000 tấn/năm, công ty đã tạo việc làm cho khoảng 100 công nhân. Trong 5 năm tới, công ty còn hoạch định chiến lược nghiên cứu, tìm hiểu, để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ được những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…. Góp phần đưa sản phẩm hạt điều ra thị trường quốc tế.
Ông Nguyễn Đăng Hiếu, đại diện Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Thương mại Nam Hoa Thành, ấp Quản Lợi B, xã Tân Lợi cho biết: “Sau khi trở về trạng thái bình thường, cơ bản đến nay doanh nghiệp không bị ảnh hưởng  nhiều. Tuy nhiên, có một số rào cản nhỏ từ việc thay đổi chính sách, chế độ của một số đơn vị, các nước chúng tôi xuất khẩu. Tuy nhiên tôi tin rằng, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty chúng tôi sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra. Chúng tôi  cũng lên  kế hoạch cho năm 2023 để làm sao hoàn thành tốt nhất có thể, đẩy nhanh tiến độ, tạo nền tảng tốt nhất có thể để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hớn Quản có gần 300 doanh nghiệp hoạt động, chủ yếu trong ngành nghề nông nghiệp, xây dựng, chế biến gỗ, chế biến nông sản, bán buôn và bán lẻ. Những năm đại dịch bùng phát, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là thị trường tiêu thụ, về lao động… Trước tình hình đó năm 2022 Hớn Quản đã tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, tăng cường cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phục hồi, tái sản xuất sau đại dịch nhằm mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh; chủ động tạo thuận lợi, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.
Ông Nguyễn Vũ Tiến – Phó Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản nói: “Định hướng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ quan tâm hỗ trợ, thường xuyên nắm bắt những khó khăn của các doanh nghiệp, về cơ chế, chính sách cũng như các nguồn vốn để từ đó chúng tôi sẽ kiến nghị với tỉnh cũng như cấp trên xem xét, tháo gỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động tại địa phương. Từ đó, sẽ góp phần cho giải quyết công ăn việc làm và phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện.
Những nỗ lực phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt với đại dịch covid 19, cũng như thúc đẩy các động lực tăng trưởng ...đã góp phần đưa Hớn Quản đạt kết quả đáng kể trên nhiều lĩnh vực trong năm 2022: Cụ thể: giá trị sản xuất Thương mại  - Dịch vụ đạt 1.985 tỷ đồng, tăng 16,01% so cùng kỳ; giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 1.070 tỷ đồng, tăng 13,6% so cùng kỳ. Qua đó đưa bức tranh kinh tế, xã hội của huyện ngày thêm khởi sắc.
Ảnh 1: Tiến hành nối ghép, lên kế hoạch sản xuất và bán hàng để các đối tác biết là một trong những giải pháp trang trại chuối Union Trading thực hiện cho quá trình phục hồi sau dịch.
Ảnh 2: Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Thương mại Nam Hoa Thành phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu năm 2023.

Tác giả bài viết: Thanh Mai - Quý Son

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay23,475
  • Tháng hiện tại1,062,514
  • Tổng lượt truy cập16,130,645
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây