ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÔNG DÂN SỐ

Thứ năm - 17/08/2023 14:06
BPO - Công dân số được xem là yếu tố nền tảng đối với sự phát triển xã hội số, đồng thời quyết định sự thành công của chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Để phát triển công dân số, thời gian qua, Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) đã được triển khai với các nhóm tiện ích nhằm mục tiêu hình thành công dân số, hoàn chỉnh hệ sinh thái số, phát huy nguồn tài nguyên số quý báu về dân cư.

MỞ CÁNH CỬA “NGÔI NHÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ”

Vừa qua, Bình Phước đã chính thức hoàn thành việc cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) cho 100% người dân trong diện cấp trên địa bàn. Qua đó, người dân đã có đủ điều kiện cá nhân để triển khai những dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để người dân trở thành công dân số. Bởi trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đòi hỏi phải số hóa những dữ liệu chuyên ngành, đầu tư hạ tầng, đồng thời kết nối, gia tăng các dịch vụ công trực tuyến để tạo nên giá trị thực, giá trị mới.


Các lực lượng chức năng huyện Bù Đăng hướng dẫn người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Sau khi hoàn thành cấp thẻ CCCD, Bình Phước tiếp tục phát động chiến dịch 90 ngày, đêm thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh, với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và rõ tiến độ thực hiện”. Trong đó, tiến độ thực hiện được ngành chức năng từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn xác định rõ và đề ra chỉ tiêu từng ngày, quyết tâm hoàn thành chiến dịch. 

Để thực hiện tốt chiến dịch 90 ngày, đêm, Công an thị trấn đã xây dựng kế hoạch phân công cụ thể cho từng khu phố và đề ra chỉ tiêu mỗi ngày có 250 trường hợp được cấp tài khoản ĐDĐT. Kế hoạch có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận gồm bí thư chi bộ khu phố làm tổ trưởng và các thành viên gồm cảnh sát khu vực, đoàn thể khu phố... Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, vận động đến khi nhìn thấy tài khoản kích hoạt, chúng tôi không quản ngại khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Trung tá NGUYỄN TRỌNG VIỆT, Trưởng Công an thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng

Nằm trong nhóm tiện ích phục vụ phát triển công dân số, tài khoản ĐDĐT là tiện ích cần thiết mà người dân phải có ngoài CCCD. Bởi khác với CCCD, tài khoản ĐDĐT sẽ được xác thực thông tin trên môi trường điện tử. Công dân có thể thay thế CCCD và các loại giấy tờ khác bằng tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID. Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa giấy tờ phải mang theo. Chị Vũ Thị Ngân Hà ở xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng chia sẻ: “Khi ra ngoài mà phải mang theo quá nhiều giấy tờ sẽ không an toàn. Nếu tích hợp nhiều thông tin giấy tờ vào tài khoản ĐDĐT như hiện nay thì đi bất cứ đâu, chỉ cần 1 chiếc điện thoại thông minh là đủ”.

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TIỆN ÍCH

Người dân sử dụng tài khoản ĐDĐT mức độ 2 sẽ có nhiều lợi ích, tiết kiệm thời gian, chi phí. Theo lộ trình, các thông tin về y tế, giấy phép lái xe, thẻ tín dụng, an sinh xã hội… với hơn 30 loại giấy tờ vẫn đang được nghiên cứu, tích hợp, cập nhật để thực hiện các yêu cầu đa dạng của người dân trên tất cả lĩnh vực. Điều này góp phần tạo ra hệ sinh thái số, công cụ thuận tiện để người dân có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi, bảo đảm an toàn, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả.


Các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Bù Đăng hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử mức độ 2


Dữ liệu dân cư được kết nối đồng bộ sẽ giúp người dân thuận tiện hơn trong giải quyết các thủ tục hành chính

Cùng với đó, ngành chức năng cũng đang từng bước hoàn thiện hệ sinh thái số phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư. Hệ thống thông tin của tỉnh đã kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác, sử dụng dịch vụ xác thực thông tin công dân trên Cổng dịch vụ công tỉnh để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến địa phương. Trong đó, đồng bộ triển khai xác thực tự động 639.986 thông tin bảo hiểm xã hội, đạt 75%; có 235.113 lượt đăng ký, cài đặt và sử dụng dịch vụ giao dịch điện tử với cơ quan bảo hiểm xã hội trên cổng dịch vụ công và ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số, đạt 28%; 129/129 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế sử dụng CCCD, ứng dụng VNeID; 100% cơ sở giáo dục triển khai thanh toán không dùng tiền mặt…

Trên nền tảng CCCD gắn chíp và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thời gian tới, Bình Phước sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin và nguồn nhân lực, đảm bảo dữ liệu dân cư luôn “đúng, đủ, sạch, sống”, đồng thời đảm bảo các tiêu chí an ninh, an toàn và phối hợp nâng cấp chức năng phần mềm đối với hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh.

Tác giả: theo baobinhphuoc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay19,781
  • Tháng hiện tại42,038
  • Tổng lượt truy cập23,884,579
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây