Tham gia các hoạt động lần này, Đoàn nghệ nhân và người thực hành, quản lý của huyện Hớn Quản có 31 thành viên.
Sự kiện thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm văn hóa người S’Tiêng Bình Phước tại TP. Hồ Chí Minh. Việc tổ chức các hoạt động văn hóa này tại Khu Di tích Địa đạo Củ Chi không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc S’Tiêng mà còn tạo nên một không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, thu hút du khách đến với Địa đạo Củ Chi.
Giới thiệu văn hóa, văn nghệ dân gian của đồng bào S'Tiêng huyện Hớn Quản.

Du khách cùng trải nghiệm không gian nhảy Sạp của đồng bào S'Tiêng huyện Hớn Quản.
Du khách trải nghiệm không gian giã Gạo của đồng bào S'Tiêng.

Nghệ nhân Thị Giôn đang dệt trình diễn tại Khu Di tích Địa đạo Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Viết Đợi - Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin
huyện Hớn Quản phát biểu tại buổi lễ Không gian trưng bày và giới thiệu văn hóa đồng bào S'Tiêng.
Ông Nguyễn Viết Đợi - Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Hớn Quản cho biết: Chương trình diễn ra từ 10g – 15g từ ngày 30/4 – 04/5/2025, với nhiều hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa của người S’Tiêng. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những màn trình diễn nghệ thuật dân gian độc đáo, đậm đà bản sắc của đồng bào S’tiêng đến từ huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước như: Thăm quan không gian trừng bày di sản văn hóa nghề dệt thổ cẩm, nghề đan gùi, các dụng lao động; được thưởng thức tiếng cồng, tiếng chiêng, các điệu múa dân gian người S’tiêng; đặc biệt, du khách cũng được tận mắt chứng kiến công tác phục dựng Lễ hội mừng lúa mới (Lễ Crac Băr Mêy) của người S’tiêng Hớn Quản nhánh Bù Đeh; trải nghiệm không gian giã gạo người S’Tiêng, nhạp Sạp cùng bà con S’tiêng, thưởng thức ẩm thực cơm Lam thịt nướng đồng bào S’Tiêng…
Được biết, Địa đạo Củ Chi vốn là biểu tượng lịch sử hào hùng của dân tộc, và việc kết hợp giữa giá trị lịch sử với văn hóa truyền thống đồng bào trong dịp Đại lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ là điểm đến lịch sử mà còn trở thành không gian văn hóa đa sắc màu, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế dịp đại lễ này.