XU THẾ TẤT YẾU

Thứ năm - 27/07/2023 08:35
BPO - Tại hội thảo “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước: Cơ hội và thách thức” do Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức ngày 26-7, ông Vũ Hải Quang, Phó Tổng giám đốc VOV cho biết: Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất - kinh doanh đã mang đến cơ hội phát triển của nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp đã thành công trong chuyển đổi số ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tàu, dẫn dắt nền kinh tế của cả nước.

Được biết, hiện số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp trong cả nước. Do kinh phí đầu tư chuyển đổi số lớn, trong khi nguồn nhân lực nội bộ của doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, lại thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu thông tin công nghệ số, thiếu lộ trình chuyển đổi số rõ ràng… đã làm chậm quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Chuyển đổi số gồm 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, bên cạnh hiệu lực của chính phủ số thì kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự xuất hiện của Big Data, IoT, AI, Icloud... đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất - kinh doanh. Do đó, kinh tế số đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu, được nhiều quốc gia nghiên cứu, ứng dụng và phát triển. Và chỉ có phát triển kinh tế số mới tạo ra cơ hội lớn để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, dẫn tới hạn chế tiếp xúc, giãn cách xã hội buộc doanh nghiệp phải ứng dụng nhiều hơn các công nghệ số trong hoạt động, nhất là trong quản trị nội bộ, thanh toán điện tử, marketing trực tuyến… Không ít doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhân sự từ xa qua các hoạt động, như tổ chức hội nghị trực tuyến, học trực tuyến, quản trị nội bộ, góp phần mang lại những giá lý lớn cho doanh nghiệp. Minh chứng là các doanh nghiệp công nghệ số thường có tiềm năng tăng trưởng vượt trội do tính chất đột phá và sự đổi mới liên tục. Đặc biệt, khả năng mở rộng và sức mạnh của công nghệ số còn làm cho những doanh nghiệp này trở thành tác nhân chính thúc đẩy sự thay đổi và phát triển trong nền kinh tế.

Thực tế cũng cho thấy, những doanh nghiệp đã và đang trong quá trình chuyển đổi số là những doanh nghiệp có tầm nhìn xa, linh hoạt để thích nghi với thời đại mới. Lợi thế của chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp năng suất làm việc cao hơn, quy trình, vận hành được tối ưu, tiết kiệm chi phí. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp cũng giúp tạo ra giá trị cho khách hàng cũng như cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, hiệu quả hơn, giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Chính việc tạo ra giá trị cho khách hàng là yếu tố quan trọng giúp việc chuyển đổi số trở nên hấp dẫn và cần thiết.

Những gì chuyển đổi số mang lại đã khẳng định, chuyển đổi số đang là xu hướng bắt buộc thời đại ngày nay, mở ra cơ hội phát triển chưa từng có cho tất cả doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng tốc chuyển đổi số bằng những hành động cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, rất cần sự chung tay của các cấp và ngành chức năng, chỉ có như vậy mới hoàn thành các mục tiêu cơ bản trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Tác giả: theo baobinhphuoc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Hôm nay8,190
  • Tháng hiện tại335,648
  • Tổng lượt truy cập25,457,140
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây