Tạo điều kiện để phụ nữ khẳng định vị thế xã hội
Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ trong mọi lĩnh vực đời sống, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ở Hớn Quản được củng cố, kiện toàn và đề ra các chỉ tiêu, giải pháp và hoạt động cụ thể. Hàng năm các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Hớn Quản đã quan tâm chỉ đạo rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo là nữ, đảm bảo tỉ lệ cán bộ nữ trẻ, dân tộc thiểu số, nữ vùng sâu, vùng xa đạt chuẩn theo quy định. Từ 2009 đến nay, huyện Hớn Quản đã cử trên 9 cán bộ lãnh đạo nữ học lớp cao cấp lý luận chính trị, mở 03 lớp trung cấp chính trị tại huyện có 58/214 cán bộ nữ tham gia học tập. Trong 10 năm qua, Hớn Quản đã có trên 60 cán bộ nữ được cử đi học các lớp trung cấp, đại học tại chức, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và cao cấp lý luận chính trị. Đội ngũ cán bộ nữ được bổ nhiệm giữ chức vụ cấp Trưởng, Phó các phòng ban ngành, đoàn thể huyện là 13 đồng chí.
Cùng với đó, các cấp Hội phụ nữ đã chủ động tham mưu, giới thiệu nguồn cán bộ nữ đạt tiêu chuẩn, phẩm chất vào quy hoạch góp phần đưa tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, HĐND các cấp nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước. Cụ thể: Tỷ lệ nữ cấp ủy cấp huyện nhiệm kỳ 2015-2020 là 7/43 đạt 16.27% (tăng 1.63%), cấp xã là 44/190 đạt 23.15% (tăng 5.63%). Cơ cấu nữ đại biểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2016-2021 có 10/32 vị đạt tỷ lệ 31.25% (tăng 8,25%); nữ đại biểu HĐND cấp xã là 99/362 vị chiếm tỷ lệ 27.34% (tăng 5,34%). Nhằm cung cấp những kỹ năng cơ bản trong quá trình tham gia ứng cử đại biểu HĐND các cấp, Hội phụ nữ huyện đã phối hợp tổ chức tập huấn cho hơn 200 nữ ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử HĐND các cấp.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng làm chủ cuộc đời
10 năm qua, nhằm nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hội phụ nữ huyện đã chủ động phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị mở 06 lớp tập huấn triển khai Nghị quyết 11 – NQ/TW của Bộ Chính Trị, có 998 cán bộ hội tham gia; tổ chức triển khai Nghị quyết được 362 cuộc với 19.548 lượt cán bộ, hội viên và quần chúng phụ nữ tham dự. Huyện đã tổ chức các lớp xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, thu hút 445 trẻ em gái và phụ nữ tham gia. Đến nay tổng số HV toàn huyện là: 19.413 HV, đạt 85.42% trong tổng số phụ nữ. Thông qua các buổi họp mặt, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt, tập huấn Hội đã lồng ghép tuyên truyền các kiến thức về giới, về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Từ đó tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận dịch vụ y tế đạt 100%, có trên 65 ngàn lượt phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49 có chồng, được tiếp cận các gói dịch vụ tránh thai hiện đại. Các mô hình như câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, phòng chống bạo lực, sức khỏe sinh sản,... đã và đang thu hút đông đảo phụ nữ tham gia, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc. Từ đó, bình đẳng giới được phát huy, nhận thức của nam giới, của xã hội về vai trò, vị trí của phụ nữ ngày càng được nâng cao tiến tới dần xóa bỏ định kiến giới. Phụ nữ biết yêu bản thân mình hơn, độc lập hơn, hạn chế phụ thuộc chồng về kinh tế, khoảng cách giữa vợ chồng trong gia đình được rút ngắn, nam giới đã biết chia sẽ công việc nhà, việc nuôi dạy chăm sóc con cái cùng phụ nữ. Thiểu số, chồng còn tạo mọi điều kiện để vợ được phát triển mọi mặt, thậm chí chấp nhận “đứng sau thành công của người phụ nữ”. Điều đó cho thấy, phong trào xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”gắn với các phong trào thi đua ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực.
Bên cạnh đó, phụ nữ Hớn Quản không ngừng khẳng định bản thân thông qua việc độc lập về kinh tế để làm chủ cuộc đời mình. Để làm được điều này, các cấp hội đã duy trì hiệu quả các mô hình, nhóm phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế như: mô hình 10 trong 1; 1 trong nhiều người; trao tặng cây giống; bò, dê giống,… nhằm giúp chị em phát triển kinh tế. Thông qua các hình thức vay vốn (các nguồn vốn NH.CSXH, vốn nội lực trong Hội) trong 10 năm qua, trên 12 ngàn hội viên phụ nữ được tiếp cận các nguồn vốn vay (trong đó có 92.6% phụ nữ nghèo làm chủ hộ), từ đó chị em mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi trồng trọt, tăng thu nhập.
Chị Đặng Thị Kim Tuyến, chủ tịch hội LHPN huyện Hớn Quản cho biết: Trong thời gian tới hội tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với phong trào “Phụ nữ Bình Phước nói lời hay làm việc tốt”; đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tuyên truyền vận động các tầng lớp phụ nữ tích cực học tập, nâng cao trình độ, nhận thức mọi mặt, tự tin khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội.”
Phụ nữ được tạo nhiều điều kiện hơn về bình đẳng giới không có nghĩa là họ sẽ vượt ra khỏi “vòng lễ giáo” của tứ đức “công – dung – ngôn – hạnh” mà xã hội phong kiến “mặc định” cho họ. Đức tính đáng quý ấy ngày càng được phát huy thông qua ý thức trau dồi, rèn luyện trong mọi vai trò để từng bước khẳng định vị thế của mình. Hơn ai hết, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cộng đồng xã hội chính là đòn bẩy tiến tới xóa bỏ dần khoảng cách về giới trong xã hội hiện đại.
ảnh 1: trao tặng nhà tình thương cho hội viên nghèo xã Thanh BìnhÝ kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn