Ý nghĩa của chủ đề thể hiện trên 3 khía cạnh:
Thứ nhất, phản ánh sự quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC về tìm kiếm “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế của châu Á- Thái Bình Dương.
Thứ 2, thể hiện mẫu số chung, mục tiêu dài hạn của APEC và châu Á-Thái Bình Dương về “vun đắp một tương lai chung”, đó là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.
Thứ 3, thể hiện kỳ vọng về những phát triển mới của APEC trong năm 2017, góp phần khẳng định vị thế của Diễn đàn trong tình hình mới.
Để cụ thể hóa chủ đề nói trên, Việt Nam đã đề xuất 4 hướng ưu tiên lớn. Đó là: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) trong kỷ nguyên số; Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Những trọng tâm trên là nhằm đáp ứng nhu cầu chung về khôi phục đà tăng trưởng và liên kết sâu rộng ở khu vực, góp phần hoàn tất các mục tiêu Bogor và thực hiện Chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững đến năm 2030.
Lâm Hoàng
baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn