Bình Phước: Bế mạc Hội nghị lần thứ XII Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

Thứ sáu - 02/12/2022 09:10
BPO - Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, chiều nay 1-12, hội nghị lần thứ XII, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã hoàn thành các nội dung, chương trình đúng kế hoạch.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền đồng chủ trì hội nghị.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Nhiều kết quả tích cực 

Báo cáo tại hội nghị nêu rõ: Năm 2022, trước những khó khăn tình hình trong nước và thế giới đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhưng với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, Tỉnh ủy vừa xây dựng chính sách vừa lãnh đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và đạt nhiều kết quả tích cực. Kinh tế tăng trưởng khá, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra.

"Thời gian tới phải chuẩn bị sẵn sàng tâm thế để vượt qua khó khăn chung, tập trung phát triển kinh tế. Trong đó, lưu ý chỉ tiêu thu ngân sách, đồng hành chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh luôn sát cánh với các sở, ngành, do đó các cấp, ngành, địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải đoàn kết, thống nhất, kỷ cương, trách nhiệm, sáng tạo, tận tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2023".

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy NGUYỄN MẠNH CƯỜNG

 

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh làm rõ một số nội dung liên quan đến chỉ tiêu thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội

Năm 2022, thu ngân sách ước thực hiện 14.535 tỷ đồng, đạt 119% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 102% dự toán điều chỉnh HĐND tỉnh thông qua và tăng 6% so với năm 2021. Chi ngân sách ước thực hiện 15.535 tỷ đồng, đạt 84% dự toán điều chỉnh HĐND tỉnh thông qua và tăng 15% so với năm 2021. Xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3 tỷ 850 triệu USD, tăng 12,28% so với năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2 tỷ 150 triệu USD, tăng 2,87% so với năm 2021. 

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 31.657 tỷ đồng; kế hoạch vốn đầu tư công (điều chỉnh) năm 2022 là 7.481,4 tỷ đồng. Thu hút đầu tư trong nước, ước thực hiện 45 dự án với số vốn đăng ký 10.800 tỷ đồng, đạt 108% chỉ tiêu nghị quyết; lũy kế đến hết năm 2022 có 1.220 dự án với số vốn 116.908 tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt 37 dự án, với số vốn đăng ký mới và điều chỉnh là 150 triệu USD, lũy kế đến hết năm 2022 có 370 dự án với số vốn 3 tỷ 465,7 triệu USD. 

Trong năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới ước đạt 1.150 doanh nghiệp, tăng 7,9% so với năm 2021, đạt 104,5% kế hoạch năm; 30 hợp tác xã thành lập mới, đạt 100% kế hoạch, lũy kế đến hết năm 2022 có 299 hợp tác xã.

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, các doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi mô hình, ứng phó linh hoạt, liên kết với các đối tác nhằm mở rộng sản xuất, bảo đảm nguồn nguyên liệu bền vững. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành (IIP) tăng 23,08% so với năm 2021. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của tỉnh, với mức tăng 23,54%, riêng nhóm ngành hàng vải sợi tăng 175,8%, chế biến gỗ (ván MDF) tăng 87,4%. Tỷ lệ lấp đầy của 14 khu công nghiệp là 67,6%, trong đó 5 khu đã lấp đầy 100%. Hoạt động bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội có nhiều khởi sắc, doanh thu ước đạt 63.897 tỷ đồng, tăng 29,46% so với năm 2021 và đạt 114,1% so kế hoạch năm.

Giám đốc Sở Tài chính Lê Tấn Nam tham gia thảo luận tại tổ liên quan đến chỉ tiêu thu ngân sách năm 2022 của tỉnh

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, môi trường tiếp tục được quan tâm. Tình hình lao động, việc làm trong năm 2022 tiếp tục đà phục hồi. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm giảm so với cùng kỳ năm trước. Đời sống dân cư và công tác an sinh xã hội được chính quyền các cấp quan tâm thực hiện; các chính sách hỗ trợ người dân được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới những năm qua có tác động tích cực, trong năm đã công nhận 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% kế hoạch năm. Lũy kế toàn tỉnh có 75/86 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 87,2%.

Lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền được đặc biệt quan tâm. Trong năm, Tỉnh ủy cũng đã ban hành chỉ thị đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát động cao điểm chiến dịch 92 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển chính quyền số” (từ ngày 1-6-2022 đến ngày 31-8-2022). Kết quả số lượng hồ sơ trực tuyến là 11.471 hồ sơ, chiếm 96,2% số hồ sơ tiếp nhận của các thủ tục hành chính đã công bố trực tuyến mức độ 3, 4. Hiện nay, cổng dịch vụ công của tỉnh đã tích hợp 1.774 dịch vụ công, trong đó có 1.640 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, chiếm 92,4%. 

Sẵn sàng tâm thế để vượt khó, phát triển KT-XH

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong năm vẫn còn một số tồn tại hạn chế nhất định. Cụ thể, trong 25 chỉ tiêu nghị quyết Đảng bộ tỉnh năm 2022 đề ra có 5 chỉ tiêu chưa đạt, gồm: chỉ tiêu về tổng vốn đầu tư toàn xã hội; thu hút đầu tư nước ngoài; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia; số giường bệnh/vạn dân và chỉ tiêu về kết nạp đảng viên mới.

Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vũ Tiến Điền góp ý liên quan đến công tác phối hợp tuyên truyền giữa các sở, ngành của tỉnh

Trao đổi tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền đã làm rõ hơn một số tồn tại hạn chế về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà các đại biểu quan tâm như: thu hút FDI không đạt chỉ tiêu đề ra, nguyên nhân một phần do tình hình khó khăn chung của thế giới, cùng với đó Bình Phước gặp không ít bất lợi về giao thông so với các địa phương khác trong khu vực Đông Nam Bộ. Đối với tiến độ thực hiện đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) có chiều dài 128,8km, giai đoạn 1 dự kiến đầu tư 4 làn xe, tỉnh đang cố gắng đề xuất hỗ trợ từ Trung ương để triển khai thực hiện dự án. Đối với chỉ tiêu quy hoạch, tỉnh đang gặp khó khăn trong việc quy hoạch đất công nghiệp…

23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023

Nhóm chỉ tiêu về kinh tế:

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8% so với năm 2022; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tỷ lệ nông - lâm thủy sản chiếm 20,8%, công nghiệp xây dựng 48%, dịch vụ chiếm 31,2%, trong đó kinh tế số chiếm tỷ trọng 8%; GRDP bình quân đầu người đạt 93,5 triệu đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 35.000 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2022; Kim ngạch xuất khẩu đạt 4.150 triệu USD, tăng 7,8% so với năm 2022; Thu ngân sách phấn đấu đạt 16.130 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2022; Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 300 triệu USD tăng 100% so với năm 2022; Thu hút đầu tư trong nước 12.000 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2022; Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 1.200 doanh nghiệp tăng 9% so với năm 2022; Số hợp tác xã đăng ký thành lập mới đạt từ 40-50 hợp tác xã.

Nhóm chỉ tiêu về lĩnh vực văn hóa - xã hội:

Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều giảm trong năm 2023 đạt 0,7%; Lao động được giải quyết việc làm đạt 40.000 người; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 45,1%; Số giường bệnh/vạn dân đạt 29 giường; Số bác sĩ/vạn dân đạt 8,9 bác sĩ; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt 10%; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93%; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội 38%; Tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước hợp vệ sinh 99,2%; Tỷ lệ che phủ rừng chung 75,49%.

Nhóm chỉ tiêu về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị:

Trong năm phấn đấu kết nạp 1.200 đảng viên mới; phấn đấu 80% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

 

Thảo luận tại tổ và hội trường, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, các đại biểu đã có 68 lượt ý kiến phát biểu bổ sung, đánh giá, chỉ rõ các khuyết điểm, tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan; đồng thời cho ý kiến làm rõ 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2023. Một số đại biểu cho rằng, năm 2023 dự báo sẽ có nhiều khó khăn do áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất, chính sách thắt chặt tín dụng dẫn đến khó khăn trong huy động vốn từ thị trường chứng khoán, trái phiếu; việc hình thành các khu, cụm công nghiệp mới để thu hút đầu tư sẽ rất khó khăn, dẫn đến việc thu hút nguồn vốn FDI, vốn đầu tư trong nước sẽ bị tác động, ảnh hưởng; khó khăn về nguồn lao động, thất nghiệp có khả năng sẽ tăng cao… Do đó, cần cân nhắc lại một số chỉ tiêu năm 2022 không đạt nhưng năm sau vẫn giao bằng và cao hơn năm trước.

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bù Đăng Vũ Lương góp ý liên quan đến công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện

Phát biểu bế mạc hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường khẳng định, sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, hội nghị đã hoàn thành đầy đủ nội dung, chương trình với sự tham gia đóng góp, phản biện sôi nổi của đại biểu tại các tổ và tại hội trường. Thành công của hội nghị là tiền đề quan trọng góp phần thắng lợi các chỉ tiêu nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra.

Điểm lại một số thành tích nổi bật của tỉnh trong năm 2022, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại hạn chế, đặc biệt là môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh vẫn còn tình trạng “trên trải thảm, dưới rải đinh”; liên quan đến việc thu hút đầu tư nước ngoài đạt thấp, các sở, ngành liên quan cần nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm vào cuối năm.

Tác giả: baobinhphuoc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay10,292
  • Tháng hiện tại522,857
  • Tổng lượt truy cập25,056,515
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây