CHUYỂN ĐỔI SỐ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG MỚI ĐẠT KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU

Thứ ba - 07/11/2023 13:42
(Chinhphu.vn) - Ngày 31/10, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam tổ chức Hội nghị chuyển đổi số trong hoạt động công chứng. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì Hội nghị.

 

Bộ Tư pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động công chứng - Ảnh 1.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động công chứng mới chỉ đạt được kết quả bước đầu - Ảnh: VGP

Tham dự Hội nghị có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng, Phạm Quang Hiếu, quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Phạm Quang Hiếu, Tổng Thư ký Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam Đào Duy An.

Tại Hội nghị, quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Phạm Quang Hiếu đã báo cáo sơ bộ về chuyển đổi số ngành Tư pháp. Theo đó, các vấn đề về nhận thức số, hạ tầng số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, triển khai các ứng dụng chuyên ngành và phát triển dữ liệu số, kết nối, chia sẻ dữ liệu, đảm bảo an toàn, an ninh mạng, nguồn nhân lực số, phát triển kinh tế số và xã hội số trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định.

Để thúc đẩy các hoạt động chuyển đổi số, các đơn vị cần phối hợp, tập trung chỉ đạo, triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau: tổ chức hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số ngành Tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, quản lý, cập nhật và vận hành hiệu quả các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; xây dựng và ban hành các văn bản hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuộc Bộ Tư pháp quản lý cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, phục vụ phát triển kinh tế số, xã hội số; chú trọng, tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng...

Về chuyển đổi số trong hoạt động công chứng, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng cho biết, việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động công chứng mới đạt kết quả bước đầu so với yêu cầu phát triển của các giao dịch dân sự, kinh tế và các lĩnh vực liên quan.

Bên cạnh đó, khi Luật Giao dịch điện tử có hiệu lực thì việc xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) cũng có nhiều vấn đề đặt ra như: cần phải làm rõ phạm vi, loại giao dịch nào có thể thực hiện công chứng điện tử; quy trình, giá trị pháp lý của văn bản công chứng điện tử; việc chuyển đổi văn bản công chứng điện tử sang văn bản giấy và ngược lại; cách thức chứng nhận dữ liệu điện tử, điều kiện, nguyên tắc cơ bản khi áp dụng công chứng điện tử.

Bộ Tư pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động công chứng - Ảnh 2.

Tổng Thư ký Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam Đào Duy An phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP

Như vậy, quy định về công chứng điện tử, cơ sở dữ liệu công chứng toàn quốc là quy định mới, do đó để quy định của Luật mang tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phục vụ tốt nhất cho hoạt động của công chứng viên thì cần có sự phối hợp chặt chẽ của các công chứng viên, sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia về công nghệ thông tin, cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Báo cáo tại Hội nghị, Tổng thư ký Hiệp hội công chứng viên Việt Nam Đào Duy An đã thông tin về thực trạng ứng dụng cơ sở dữ liệu công chứng tại Việt Nam; thực trạng ứng dụng trang thiết bị và các giải pháp công nghệ khác vào hoạt động công chứng. 

Trên cơ sở đó, ông Đào Duy An đề xuất lộ trình và cách thức chuyển đổi số trong hoạt động công chứng như: xây dựng công chứng điện tử theo định hướng và lộ trình của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và định hướng xây dựng Chính phủ điện tử của Chính phủ; xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng có phạm vi toàn quốc, đồng bộ và kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia; xây dựng hệ thống công chứng điện tử để cung cấp dữ liệu làm đầu vào cho các dịch vụ công khác.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi nêu rõ: Cần tăng cường nhận thức đầy đủ, xác định cụ thể yêu cầu nhiệm vụ, thách thức đang đặt ra đối với hoạt động công chứng trong bối cảnh thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số đối với các hoạt đông kinh tế - xã hội hiện nay. Nhất là việc triển khai quyết liệt thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

Từ nhận thức, yêu cầu nhiệm vụ trên đặt ra việc thực hiện nhiệm vụ quyết liệt để công tác này bảo đảm phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống đối với lĩnh vực công chứng hiện nay.

Tác giả: theo baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay10,576
  • Tháng hiện tại475,254
  • Tổng lượt truy cập25,008,912
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây