HỒI SINH LỄ HỘI CẦU AN CỦA NGƯỜI STIENG (BU ĐEK): CHUẨN BỊ - KỲ VỌNG

Thứ sáu - 29/11/2024 10:07
Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của người S’tiêng, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp cùng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hớn Quản, chính quyền địa phương và cộng đồng người S’tiêng ở xã Thanh An, tổ chức phục dựng Lễ hội cầu an của người S’Tiêng (Bù Đek) tỉnh Bình Phước. Với công tác chuẩn bị chu đáo, lễ hội cầu an dự kiến tổ chức vào chiều 30/11, tại ấp Bù Dinh, (Thanh An) được kỳ vọng sẽ thành công, góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo tồn văn hóa trong cộng đồng người Stiêng.
HỒI SINH LỄ HỘI CẦU AN CỦA NGƯỜI STIENG (BU ĐEK): CHUẨN BỊ - KỲ VỌNG
CHUẨN BỊ
Để chuẩn bị cho chương trình phục dựng đạt hiệu quả mong đợi, Ban tổ chức chương trình đã có nhiều buổi làm việc cùng chính quyền địa phương, các nghệ nhân từ những ngày đầu tháng 10 nhằm điều tra, khảo sát và nghiên cứu, xây dựng các nội dung liên quan.
Chương trình phục dựng Lễ hội dự kiến huy động sự tham gia của 40 nghệ nhân là người dân tộc S’tiêng tập luyện và trình diễn nghi thức văn hoá, văn nghệ, các trò chơi dân gian. Các nghi lễ dự kiến diễn ra tại phục dựng gồm: Lễ cúng cầu an, Lễ buộc chỉ tay cầu an, cầu phúc. Phần hội gồm: Thi đi cà kheo, thi bắn nỏ, thi ẩm thực.
Sốt sắng huy động bà con, nghệ nhân trong ấp chuẩn bị dụng cụ như ố, gùi, nia, thúng để trưng bày tại lễ hội cũng như tập dượt tiết mục chuẩn bị cho phục dựng, Chị Thị Bé, trưởng ấp Bù Dinh, là một người trẻ không khỏi xúc động, tự hào và háo hức. Chị cùng với bà Thị Mương, nghệ nhân trong làng đến học hỏi, tham khảo nhiều cụ già trong làng để xây dựng kịch bản tập dợt cho lễ phục dựng, cũng như chịu trách nhiệm quản lý, huy động lực lượng tham gia tập dợt chuẩn bị cho lễ hội Cầu An. Chị cho biết: Do đặc thù công việc ban ngày, hầu hết bà con phải ra đồng, làm rẫy, cạo mủ cao su hoặc làm thuê, nên chỉ có thể rảnh vào buổi tối, từ khoảng 7 giờ 30 trở đi. Các buổi tập luyện có khi kéo dài đến tận 23 giờ. Mặc dù vất vả, nhưng ai cũng tràn đầy nhiệt huyết và hứng khởi, bởi trong lòng họ luôn ấp ủ mong muốn được gìn giữ và tái hiện những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào, gắn liền với truyền thống quý báu từ thời cha ông. Chính vì thế, dù gặp không ít khó khăn, mọi người vẫn luyện tập chăm chỉ và đầy đam mê.”
KỲ VỌNG
Với kỳ vọng làm sao để giữ được tinh thần nguyên bản trong khi vẫn phù hợp với bối cảnh hiện đại, cộng đồng người S’tiêng Bu Đek ở xã Thanh An mong muốn lễ hội thành công, góp phần truyền lửa để thế hệ trẻ có thể cảm nhận rõ hơn về giá trị truyền thống.
Ông Nguyễn Viết Đợi, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hớn Quản cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng lễ hội sẽ thành công, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo tồn văn hóa trong cộng đồng người S’tiêng. Về lâu dài, mục tiêu là duy trì và phát triển văn hóa gắn liền với du lịch cộng đồng. Đồng thời, mong muốn lễ hội cầu an trở thành sự kiện định kỳ hàng năm, trở thành một phần trong đời sống văn hóa thường xuyên của người S’tiêng, với sự chung tay gìn giữ của cả cộng đồng. Qua đó, góp phần quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo của người S’tiêng Bu Đek đến du khách và các nhà nghiên cứu."
Với sự chuẩn bị nhiệt tình, tâm huyết từ nhiều khâu, hy vọng lễ hội sẽ thành công, tạo tiền đề cho việc phục dựng các lễ hội khác. Đây là việc làm ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là đồng bào S’tiêng tỉnh Bình Phước. Đồng thời, lễ hội còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, góp phần đề xuất các chính sách phát triển kinh tế - xã hội địa phương một cách phù hợp và bền vững. Đặc biêt, thông qua việc phục dựng, lễ hội hướng tới việc kết nối và tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, đồng thời thúc đẩy hiệu quả các mô hình văn hóa tại cơ sở.
 
Lễ hội cầu an thường tổ chức vào thời điểm nông nhàn, khi thôn sóc đã thu hoạch xong mùa màng, thường vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 dương lịch. Lễ hội cũng được tổ chức khi buôn sóc gặp thiên tai, dịch bệnh, hoặc có điềm xấu, theo quyết định của già làng và những người có uy tín. Lễ vật gồm 3 ché rượu cần, đầu heo, cơm lam, xôi ngũ sắc, gà, vịt, thịt trâu, cá lóc, lá nhíp, đọt mây, bầu, bí, mướp, cà rừng, rau rừng,… được chuẩn bị chu đáo theo phong tục. Vào ngày diễn ra lễ hội, các già làng trong ban tế lễ thức dậy từ sớm để tiến hành lễ dựng nêu, cây nêu lớn được dựng giữa sân chính lễ hội, cây nêu nhỏ cắm vào thúng lúa giữa tâm lễ vật. Người dân trong thôn sóc diện trang phục truyền thống, đeo trang sức bạc, tụ hội trong niềm vui tươi. Tiếng chiêng, trống vang vọng giữa núi rừng mời gọi thần linh.
 

Công tác trang trí đường vào khu vực tổ chức lễ hội



Khuôn viên tổ chức chương trình



Bất kể đêm khuya, bà con đồng bào Stieng vẫn miệt mài tập luyện các nghi thức cho lễ phục dựng


 

Tác giả: Thanh Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay3,952
  • Tháng hiện tại331,410
  • Tổng lượt truy cập25,452,902
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây