Sau bước đầu triển khai, Đề án 06 đã có nhiều bước chuyển mới, ghi nhận những kết quả tích cực. Để nhân rộng, thúc đẩy việc triển khai Đề án 06 đi sâu vào cuộc sống người dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới đề án.
"Để phục vụ con người, chúng ta phải có các dữ liệu, tham số của con người. Trên cơ sở đó, tiến hành cải cách thủ tục hành chính, nâng cao môi trường cạnh tranh, khả năng cạnh tranh quốc gia. Từ chủ trương, kế hoạch, dự án, bố trí nguồn lực, con người để thực hiện chương trình này được thực hiện bài bản, tích cực. Năm nay là năm dữ liệu, do đó, các bộ, ngành, địa phương nào cũng phải cơ sở dữ liệu. Chúng ta tích hợp để điều hành tốt, nhưng cũng phải phát triển cơ sở dữ liệu của từng bộ, ngành, địa phương", Thủ tướng nhấn mạnh.
Thấu hiểu thực trạng và bám sát mục tiêu triển khai Đề án 06, là một trong những đơn vị chủ chốt về giải pháp công nghệ, FPT xác định chiến lược dữ liệu chính là chìa khóa khai mở mọi hành động chuyển đổi số.
Tại sự kiện, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Văn Khoa đề xuất xây dựng và phát huy sức mạnh của cơ sở dữ liệu ở các tỉnh, thành phố theo 3 nguyên tắc. Thứ nhất, hỗ trợ địa phương sử dụng tối đa, miễn phí tiện ích sẵn có của Đề án 06. Thứ hai, địa phương tạo dựng nền tảng ứng dụng sẵn có của doanh nghiệp. Thứ ba, đánh giá hiệu quả sử dụng của địa phương, sau đó tư vấn xây dựng mới hoặc thuê dịch vụ của doanh nghiệp theo đúng quy định Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư. Từ đó, giúp lãnh đạo các tỉnh, thành phố chỉ đạo tức thời bằng dữ liệu thời gian thực, nâng cao năng lực của chính quyền trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả của Đề án 06, đại diện FPT khẳng định, thời gian qua, Đề án 06 mang lại nhiều thành tựu để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Lấy cơ sở dữ liệu dân cư làm gốc, Đề án 06 cung cấp nhiều dịch vụ thiết yếu cho người dân, được lãnh đạo tỉnh, thành, địa phương tích cực ủng hộ.
Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cũng nhấn mạnh, chuyển đổi số và tập trung dữ liệu để kiến tạo hạnh phúc cho cộng đồng. Cơ sở dữ liệu quốc gia là "trái tim", các cơ sở dữ liệu địa phương là "mạch máu". "Trái tim đập giúp máu lưu thông. Những mạch máu cũng nuôi trái tim khỏe mạnh. Vì vậy, cần đưa ra được chỉ đạo tức thời bằng dữ liệu - giống như trái tim đập không nghỉ".
Đồng hành tháo gỡ bài toán chuyển đổi số địa phương, FPT đề xuất xây dựng mô hình hạ tầng CNTT cấp tỉnh, thành phố giúp các lãnh đạo chỉ đạo tức thời bằng dữ liệu thời gian thực. Trong quá trình xây dựng hạ tầng CNTT cấp tỉnh, thành phố, FPT đề xuất thành lập đơn vị trung tâm điều hành thông minh như một đơn vị hành chính trực thuộc UBND.
Hệ thống cơ sở dữ liệu được tích hợp, liên thông đa dạng từ nhiều nguồn như: Hệ thống thông tin chính quyền điện tử, hệ thống thông tin các chuyên ngành như y tế, giáo dục, giao thông... liên kết với cơ sở dữ liệu quốc gia. Trên cơ sở các nền tảng về Cloud, Big data, AI, tự động hoá, danh mục dữ liệu sẽ được đồng bộ chính xác, nhất quán, giúp lãnh đạo có thể nhanh chóng nắm bắt dữ liệu và chỉ đạo tức thời.
Riêng FPT đã đồng hành với hơn 30 tỉnh, thành phố triển khai giải pháp công nghệ thông tin, mô hình tiện ích gắn với chủ trương Đề án 06. Hiện nay, Tập đoàn FPT có 30 mô hình tiện ích. Ngoài ra, FPT cùng các đơn vị xây dựng các giải pháp phù hợp với thế mạnh để tránh tình trạng trùng lặp, mang lại môi trường đầu tư tiết kiệm, hiệu quả cho chính quyền, doanh nghiệp và người dân.
Trong đó, FPT đặc biệt coi trọng việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Dựa trên thế mạnh về dữ liệu, sự thấu hiểu quy trình làm việc của cơ quan chính quyền, FPT thiết kế giải pháp giúp nâng cao năng suất lao động của cán bộ công chức, viên chức, tạo ra phúc lợi cho người dân. Nhờ vậy, người dân có thêm cơ hội tiếp cận dịch vụ hành chính công nhanh chóng, thuận tiện.
Trong khuôn khổ sự kiện, FPT đề xuất 30 mô hình tiện ích cho người dân và doanh nghiệp. Với các giải pháp bao gồm: FPT.IDCheck, FPT.akaCam, Khaothi.Online, FPT.dCitizen, FPT.CA, FPT.dCitizen, FPT.LGSP, FPT.eLearning, FPT.A,... giúp các tỉnh, thành phố khai phá và tận dụng tiềm năng dữ liệu, thay đổi phương thức kết nối giữa chính quyền và người dân để các hoạt động, dịch vụ thuận tiện hơn.
Thời gian vừa qua, FPT đồng hành cùng Trung tâm Nghiên cứu-ứng dụng dữ liệu dân cư và Căn cước công dân (RAR, Bộ Công an) nghiên cứu, đưa tiện ích Đề án 06 vào cuộc sống. Trong thủ tục hành chính, 90% thủ tục hành chính tại 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Tây ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng) thực hiện hoàn toàn trực tuyến.
Đội ngũ chuyên gia công nghệ hàng đầu từ FPT cùng RAR phát triển thành công Giải pháp chống giả mạo xác thực số - FPT.IDCheck. FPT tiên phong cung cấp dịch vụ xác thực thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip tại Việt Nam. FPT còn phát triển FPT.IDReader - thiết bị đọc và trích xuất dữ liệu từ thẻ CCCD gắn chip có tính năng nhận diện khuôn mặt với độ chính xác 100%. Giải pháp ứng dụng công nghệ AI chống giả mạo xác thực đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO 30107-3).
Trong giáo dục, hơn 20.000 thí sinh được thực hiện xác thực bằng CCCD gắn chip khi tham gia kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2023. Trong y tế, 300 bệnh viện, hơn 100.000 người bệnh sử dụng CCCD gắn chip thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho hoạt động khám chữa bệnh, tiết kiệm 10.000 ngày công/năm để đối chiếu thủ công giữa thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân.
1000 hợp đồng/tháng được xác thực qua dữ liệu Bộ Công an và Bộ Công Thương với nền tảng ký số và xác thực toàn trình. 11 tổ chức, ngân hàng tài chính ứng dụng việc xác thực khách hàng qua FPT.IDCheck cho các dịch vụ tạo mở tài khoản hoặc vay từ xa, giúp thúc đẩy mạnh mẽ ngân hàng số. Ngoài ra, Foxpay là ví điện tử đầu tiên tích hợp thành công với cơ sở dữ liệu. Khách hàng có thể tự chụp ảnh, quay phim để hệ thống tiến hành so khớp, độ chính xác lên đến 100%.
Tác giả: theo baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn