ĐƯA NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG: HỚN QUẢN TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO, NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

Thứ sáu - 03/06/2022 14:18
Xác định nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu trong xã hội hiện nay, nhằm góp phần chuyển đổi hành vi, thay đổi nhận thức của nông hộ trong canh tác hữu cơ có lợi cho môi sinh của đất, của người, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Hớn Quản đã triển khai thực hiện 3 mô hình nông nghiệp hữu cơ kèm ứng dụng công nghệ cao trong năm 2021. Qua một năm thực hiện, các mô hình đã đem lại nhiều lợi ích xã hội và giá trị nhân rộng.
Trong năm 2021, trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Hớn Quản đã triển khai các mô hình: mô hình rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, mô hình trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ kết hợp công nghệ cao, mô hình nuôi heo rừng lai theo hướng hữu cơ. Tổng kinh phí thực hiện 3 mô hình trên 1,278 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 500 triệu đồng, còn lại do các nông hộ đối ứng.
Toàn bộ 2,6ha sầu riêng giống Musangking, Ri6 của hộ ông Trần Minh Xuân, ấp Sóc Trào A, xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản được áp dụng trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, sầu riêng được đầu tư hệ thống tưới tự động giúp tiết kiệm nước, công chăm sóc. Phân bón cho cây sầu riêng được ông Xuân sản xuất ngay tại vườn thông qua việc đầu tư chuồng nuôi trùn quế rộng khoảng 25m2 để chủ động nguồn phân trùn quế sạch, chất lượng. Nhờ đó, vườn cây phát triển xanh tốt, vượt trội. Ông Trần Minh Xuân, cho biết: “trồng theo phương pháp hữu cơ vất vả hơn sử dụng phân hóa học nhưng tôi thấy nó hiệu quả hơn, cây phát triển xanh tốt, bền vững, hạn chế sâu bệnh hơn so với canh tác hóa học. Tôi nghĩ mô hình nên nhân rộng.”
Mô hình nuôi heo rừng lai theo hướng hữu cơ có quy mô 50 con của hộ ông Trần Văn Sinh, ấp 1, xã An Khương, huyện Hớn Quản. Giống heo rừng lai có đặc trưng thích ứng với môi trường rất tốt, ít bị bệnh, dễ chăm sóc. Thêm vào đó, với lợi thế diện tích chuồng nuôi và sân chơi rộng, nguồn thức ăn dồi dào, chủ yếu là rau, củ, chuối, cám nên đây được xem là mô hình có triển vọng phát triển. Chuồng trại được vệ sinh hàng ngày nên đàn heo luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Mỗi năm đàn heo cho thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Ông Sinh là một trong hai hộ chăn nuôi ở An Khương được trung tâm dịch vụ nông nghiệp hỗ trợ tổng kinh phí trên 194 triệu đồng để thực hiện mô hình. Ông Trần Văn Sinh, ấp 1, xã An Khương, cho biết: so với những hộ không được trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ chuyển giao mô hình thì về kỹ thuật cũng như quy mô hạn chế hơn. Bà con tự nuôi theo sở thích nên cũng rủi ro nhiều. Còn chúng tôi chăn nuôi có sẵn mô hình rồi lại được phòng Nông nghiệp cử bác sĩ thú y quan tâm, hỗ trợ về mặt kỹ thuật nên dịch bệnh cũng hạn chế hơn các hộ nuôi không áp dụng mô hình”.
Kết quả đó đã góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi heo thuần tự nhiên nhưng thiếu kỹ thuật của người dân An Khương. Phương pháp chăn nuôi hữu cơ không chỉ tạo thu nhập bền vững cho gia đình ông Sinh mà còn mở ra nhiều cơ hội tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho nhiều nông hộ có hoàn cảnh khó khăn ở An Khương. Ông Trần Văn Sinh, kể tiếp:về lợi ích xã hội chúng tôi chăn nuôi cho  thu nhập ổn định. Chúng tôi muốn mở rộng mô hình, giiúp đỡ các hộ nghèo, hộ đồng bào có nhu cầu chăn nuôi mà thiếu vốn chúng tôi  sẵn sàng giúp đỡ. Mỗi năm có khả năng giúp đỡ được 3 đến 5 hộ, mỗi hộ một cặp để chăn nuôi.”Trao cần câu giúp cả con cá”. Để phát huy hiệu quả ứng dụng, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thường xuyên cử cán bộ chuyên môn kiểm tra, giám sát và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ. Ông Nguyễn Thanh Sang – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hớn Quản cho biết:Thực hiện nghị quyết Đảng bộ huyện giai đoạn 2020 - 2025 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp phòng Nông nghiệp thực hiện một số mô hình trong năm 2021. Qua đánh giá kết quả rất khả quan. Đến năm 2022, chúng tôi tiếp tục thực hiện 3 mô hình gồm: mô hình chăn nuôi gà thảo dược, mô hình VAC, mô hình trồng cây có múi hướng hữu cơ. Mục tiêu cuối cùng chúng tôi hướng đến nhằm nâng cao ý thức bà con về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra nguồn sản phẩm an toàn cho người sử dụng, đồng thời giải quyết được nhân công lao động nhàn rỗi ở địa phương nhằm tăng thu nhập cho bà con.”
Không chỉ triển khai mô hình mới trong năm 2022, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện còn nhân rộng hiệu quả các mô hình đã thực hiện và cho hiệu quả để ngày càng có nhiều nông hộ sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Điều đó không chỉ góp phần hướng đến giá trị bền vững cho đất, cho sức khỏe con người mà còn tạo trụ đứng để nông hộ có thể đứng vững trước những thay đổi mang tính tất yếu của thời đại trong sử dụng sản phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe.
Thanh Mai – Quý Son.

Ảnh 1,2: ông Trần Minh Xuân, ấp Sóc Trào A, xã Tân Lợi chủ động nuôi trùn quế để cung cấp nguồn phân hữu cơ bón cho cây sầu riêng.
 

Ảnh 3: ông Trần Văn Sinh, ấp 1, An Khương tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên để phát triển đàn heo cho thu nhập ổn định.

Tác giả: Thanh Mai - Quý Son

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay7,973
  • Tháng hiện tại406,805
  • Tổng lượt truy cập24,249,346
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây