HỚN QUẢN NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP

Thứ ba - 18/10/2022 14:44
Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, trong thời gian qua, Hớn Quản đã nỗ lực tạo mọi điều kiện để các địa phương từng bước đạt mục tiêu của chương trình. Theo đó, trọng tâm chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế tại mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.
HỚN QUẢN NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP
          Cũng như các địa phương khác, việc thực hiện chương trình ở Hớn Quản gặp phải một số khó khăn nhất định. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền cùng nhiều giải pháp hỗ trợ, Hớn Quản đã có những sản phẩm OCOP đầu tiên, bao gồm: Cà phê Nguyên chất Nhâm Nhung tại xã Thanh An đạt chứng nhận 3 sao; hạt điều rang muối Hoa Sen Việt của công ty Nam Hoa Thành xã Tân Lợi đạt chứng nhận 4 sao. Hiện tại, 2 sản phẩm đang hoàn thiện hồ sơ công nhận vào cuối năm 2022 đó là Gạo ruộng An Khương và Hạt điều rang muối của công ty TNHH TM MTV Nhân Sang Thanh An.
          Đặc biệt, việc thực hiện chương trình OCOP ở Hớn Quản có sự hưởng ứng tích cực của các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX). HTX chăn nuôi dịch vụ xã Thanh An là một trong những tổ chức kinh tế tập thể được Hội nông dân xã định hướng xây dựng chương trình OCOP cho sản phẩm gà Ai Cập đẻ trứng của anh Nguyễn Văn Hà, ấp An Hòa, một sản phẩm có giá trị đang là thế mạnh của địa phương. Chia sẻ về định hướng phát triển chương trình OCOP, ông Cao Cự Thắng, Chủ tịch Hội nông dân xã cho biết: Hội thường xuyên thăm mô hình và thực hiện bước quảng cáo trên các trang thông tin của xã, huyện hướng mô hình của anh Hà theo tiêu chuẩn OCOP, để nâng cao chất lượng cho sản phẩm riêng có của địa phương.
          Có 20hecta sầu riêng cho năng suất bình quân đạt khoảng 11 tấn/hecta, sản phẩm sầu riêng của THT trồng sầu riêng xã Minh Tâm đã đem đến thu nhập ổn định cho các thành viên trong tổ. Xã Minh Tâm mong mỏi đưa sầu riêng thành một sản phẩm OCOP đặc trưng riêng có của địa phương mình. Ông Trương Văn Hiệp, Chủ tịch HND xã Minh Tâm, bày tỏ: “địa phương mong muốn được huyện hỗ trợ cho xã và THT trong việc xây dựng sản phẩm OCOP để tạo thương hiệu cho sầu riêng Minh Tâm có nguồn gốc, xuất xứ để tăng giá thành, tăng lợi nhuận cho các thành viên.
          Với 18 ha mít, THT mít thái lá bàng hữu cơ xã An Phú đem lại thu nhập đáng kể cho các thành viên. Với việc kết hợp trồng mít thái lá bàng với chăn nuôi trong đó chủ yếu nuôi heo, bò, dê. Tất cả hình thức nuôi trồng đều hữu cơ, mô hình đã cho thấy việc tận dụng tối ưu lợi thế vốn có của địa phương. Không nằm ngoài định hướng xây dựng chương trình OCOP, THT hướng đến khẳng định chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Ông Bùi Văn Ngoạn, Chủ tịch Hội nông dân xã An Phú, cho biết: “THT mít thái lá bàng hữu cơ An Phú mong các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện để đăng ký chất lượng sản phẩm. Hội nông dân xã  đã thống nhất với UBND xã  đăng ký sản phẩm OCOP là sản phẩm mít Thái lá bàng hữu cơ.”
          Trong những năm qua, để nâng cao khả năng tìm tòi, nghiên cứu, chế biến sâu, mang nét đặc trưng riêng cho từng địa phương, doanh nghiệp, huyện Hớn Quản đã tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện chương trình OCOP. Đến nay, đã có 6 sản phẩm của các chủ thể gửi hồ sơ đề nghị chứng nhận sản phẩm OCOP. Qua xem xét, khảo sát, đánh giá, trên địa bàn huyện có một số sản phẩm như: nấm bào ngư, trang trại chuối (cùng ở xã Minh Tâm), trang trại chuối ở xã Tân Hưng, … là trong số những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có khả năng sẽ được công nhận sản phẩm OCOP trong thời gian tới.

          Ông Nguyễn Vũ Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản, cho biết: UBND huyện sẽ tiến hành đánh giá thêm vài sản phẩm OCOP để kịp tiến độ trong năm nay huyện sẽ có thêm vài sản phẩm. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bà con nhân dân, các doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích của việc tham gia chương trình OCOP, để từ đó thay đổi nhận thức, tư duy phát triển kinh tế. … Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng chuỗi Liên kết để từng bước xây dựng nhãn hiệu tập thể cũng như nhãn hiệu sản phẩm đối với các sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện. Tuyên truyền, vận động ngày càng nhiều bà con nhân dân tham gia chương trình OCOP để người dân cũng như doanh nghiệp ở địa phương khác sẽ biết đến địa bàn Hớn Quản với những sản phẩm đặc trưng riêng có.
Một trong những mong muốn của các chủ thể tham gia chương trình OCOP là được hỗ trợ trong việc xây dựng và quảng bá sản phẩm qua các trang thông tin điện tử. Và để làm được điều này, rất cần sự hỗ trợ, định hướng của các cấp chính quyền địa phương.

Ảnh: Mít thái lá bàng hữu cơ xã An Phú, một trong những sản phẩm hướng đến xây dựng chương trình OCOP.
 
 
 

Tác giả: Thanh Mai – Quý Son

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay15,423
  • Tháng hiện tại393,325
  • Tổng lượt truy cập24,235,866
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây