NGƯỜI THẦY THUỐC TÍCH CỰC HIẾN MÁU

Thứ năm - 02/03/2023 14:58
“Tôi luôn động viên những người có suy nghĩ lo lắng sẽ thiếu máu khi đi hiến máu vì chưa hiểu đầy đủ về vòng tuần hoàn sinh học của cơ thể, khi hiến máu xong cơ thể sẽ sản sinh nguồn máu mới.” Anh Trịnh Văn Trung, y sỹ đa khoa trạm y tế xã An Khương, (Hớn Quản) bộc bạch.

Với kiến thức y khoa mình học được ở trường, anh thường giải thích cho mọi người, nhất là một số người chưa nhận thức đầy đủ về hiến máu hiểu, hiến máu không ảnh hưởng đến sức khỏe, nỗi sợ ỏ một số người tăng cân sau hiến máu có thể đến từ nguyên nhân do tâm lý ăn để bù máu, một số người cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt lúc mới hiến máu sẽ nhanh qua và việc sản sinh nguồn máu mới sẽ giúp cơ thể bình thường trở lại. Vì vậy, hiến máu xong anh vẫn sinh hoạt, ăn uống như lúc bình thường nên cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, bình thường.
Anh bắt đầu hiến máu từ thời sinh viên. Từ ham vui, “đi để vui”, , và giờ trở thành “đi để cho”, đến thích lúc nào không hay. Từ khi suy nghĩ cho đi thường trực trong nhận thức theo thời gian và sự từng trải của mình, anh nhận thấy bản thân cần cho đi những giọt máu hồng, bởi mình được xem như người như thật việc thật, có ý nghĩa, giá trị tuyên truyền cao trong việc vận động hiến máu tình nguyện. Lý do, anh là một y sỹ, am hiểu về y khoa nhưng anh vẫn không ngần ngại hiến máu thì người khác càng tin tưởng hiến máu không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Anh Trung tâm sự: “tôi không có suy nghĩ lớn lao gì, chỉ nghĩ là mình có sức khỏe, tranh thủ được lúc nào hiến lúc đó, tạo điều kiện cho kho máu của ngân hàng máu phong phú, đầy đủ hơn, để có nguồn máu cấp cứu, kịp thời cứu sống người bệnh.”
Thế nên, từ năm 2011 khi bước chân vào làm việc tại trạm y tế xã An Khương, đều đặn đợt nào trong năm anh cũng tham gia hiến máu trừ trường hợp bất khả kháng như cưới vợ, về quê, tiêm chủng mở rộng… Mỗi đợt chuẩn bị hiến máu lòng anh háo hức, bồn chồn. Theo đó, mọi sự chuẩn bị về thời gian, sắp xếp công việc cơ quan, về giữ gìn sức khỏe, đi ngủ sớm, không uống rượu để đảm bảo chất lượng máu đều được anh chuẩn bị chu đáo. Bây giờ, hễ mỗi lần hiến máu mà không đi được là trong lòng anh cảm thấy khó chịu, bứt rứt.
Không có nhiều thời gian thoải mái trò chuyện vui vẻ với mọi người trong đội hiến máu của xã, những lần đi hiến máu của anh diễn ra chóng vánh, lặng lẽ vì phải tranh thủ để về còn làm việc chuyên môn.
Ngoài giờ chuyên môn, anh tranh thủ tuyên truyền mọi lúc mọi nơi, có thể là bên li cà phê xả stress với bạn bè dịp cuối tuần anh cũng rủ bạn bè cùng đi cho máu. Hay trong những lúc khám chữa bệnh cho người dân tại trạm, hay những lúc có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với người dân sống gần trạm anh đều tranh thủ tuyên truyền, vận động mọi người hiến máu để cứu người.
Đến nay, anh Trung cũng không nhớ rõ mình đã hiến máu bao nhiêu lần kể từ thời sinh viên, chỉ biết mình được các cấp ghi nhận qua Bằng khen của UBND tỉnh có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh năm 2020. Đây là kỷ niệm vui trong hành trình “cho đi” của mình.  
Ông Trần Văn Sinh, nguyên Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ xã An Khương cho biết:chúng tôi rất tự hào về y sỹ Trịnh Văn Trung là một thành viên tích cực tham gia hiến máu. Qua tấm gương đồng chí sẽ giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động các tình nguyện viên mới để tham gia hiến máu nhiều hơn nữa, hay vận động cho các chiến dịch “giọt máu hồng” cũng như các lịch trình của ban vận động hiến máu của huyện.”
“Tôi chưa đến lúc nghĩ hưu hiến máu” còn sức khỏe, còn thời gian là tôi còn nhiệt huyết hiến máu. Nhiều người 50 tuổi vẫn còn đi hiến máu thì huống gì mình còn trẻ. Tôi hiến cho đến lúc nào được đi Hà Nội tuyên dương mới thôi.”, vừa dứt tiếng cười sau câu nói bông đùa, anh bổng trầm giọng. “Tôi gửi gắm hy vọng, thông điệp rằng những người khỏe mạnh, có thời gian nên đi hiến máu bởi với mỗi giọt máu cho đi, sẽ có một cuộc đời ở lại.”
Thông điệp hiến máu chưa hẹn ngày nghĩ hưu mà y sỹ đa khoa Trịnh Văn Trung gửi gắm đến mọi người như là lời khẳng định, hiến máu tình nguyện sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong thực tế, có những trường hợp ở xã An Khương qua hiến máu đã sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Vậy nên, hiến máu là việc làm không chỉ giúp người mà còn là giúp chính mình. Và giọt máu hồng được hiến luôn mang mãi giá trị nhân văn để gieo sự sống cho đời và cho đi là còn mãi.

Kết quả của anh Trịnh Văn Trung đã góp phần giúp An Khương từ năm 2016 đến 2022: vận động và tiếp nhận 345 đơn vị máu, đạt 130% so với chỉ tiêu Ban chỉ đạo vận động hiến máu huyện giao; 6 cá nhân được nhận bằng khen của UBND tỉnh Bình Phước vì có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh.

Ảnh: Y sỹ Trịnh Văn Trung và cột mốc ghi nhận hành trình “cho đi” của mình.




Tác giả: Thanh Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay309
  • Tháng hiện tại97,463
  • Tổng lượt truy cập24,631,121
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây