LỄ HỘI CẦU BÔNG ĐÌNH THẦN THANH AN

Thứ hai - 18/11/2024 09:18
Trong hai ngày 15/10 – 16/10 âm lịch, tức ngày 15/11 – 16/11/2024, Ban quản lý Đình thần Thanh An đã tổ chức Lễ hội cầu bông năm 2024.
Văn nghệ ca cổ phục vụ lễ hội.
Văn nghệ ca cổ phục vụ lễ hội.
Đến tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Viết Đợi – Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin, bà Lê Thị Linh – PCT UBND xã cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài xã đã về dự buổi lễ.
Theo đó, lễ hội đã diễn ra các nội dung chính như: Dâng hương trình lễ,văn nghệ ca cổ phục vụ lễ hội, học trò lễ tập nghi thức tế lễ, Lễ trình cáo thỉnh sanh, đại biểu, bá tánh cúng lễ, lễ tế thần, quan khách thọ lộc văn nghệ ca cổ…
Qua tổ chức Lễ hội cầu bông mang ý nghĩa cầu nguyện cho quốc thái dân an, cây trồng đơm hoa, kết trái được thuận lợi, mùa màng bội thu, mưa thuận, gió hòa cho cây trái xanh tốt, mọi người được no ấm, thịnh vượng. Đây cũng là dịp để người dân cảm tạ đến công đức của Thành Hoàng và những người có công lao trong việc khai khẩn, dựng nên xóm làng. Những điều này làm nên sự khác biệt của Lễ hội cầu Bông của Thanh An cũng như Bình Phước nói chung.
00
Lễ tế thần tại Lễ hội cầu bông.
 
Được biết, Lễ hội Cầu Bông ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, gắn với quá trình hình thành các ngôi đình thần và hoạt động sản xuất nông nghiệp của những cư dân người Kinh sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Cùng với quá trình khai phá và định cư, người Kinh đã mang theo truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng làng xã đến với vùng đất mới, trong đó có tục thờ cúng Thành Hoàng, những bậc tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ.
Đình thần Thanh An được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh ngày 17/8/2015. Di tích Đình thần Thanh An được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1921, do ông Lê Cả Chưa và một số người có uy tín trong làng vận động Nhân dân đóng góp xây dựng. Do sự tác động của chiến tranh, Đình trải qua nhiều lần xây dựng và tu sửa nên không còn giữ được nét kiến trúc ban đầu. Tuy nhiên, Đình vẫn lưu giữ được những giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống dân tộc và các giá trị tốt đẹp của Đình thần đối với đời sống xã hội. Đây là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của bà con nhân dân trong vùng, nhằm bày tỏ lòng tôn kính đối với Thành hoàng Bổn cảnh, các bậc Tiền Hiền, Hậu Hiền và các vị cha ông đã có công khai cơ lập địa và bảo vệ vùng đất Thanh An cho đến ngày nay.
Hàng năm tại Đình thần Thanh An diễn ra các lễ chính sau: Lễ Thượng Nêu ngày vào ngày 29, 30 tháng Chạp; Lễ Hạ Nêu Khai Sơn ngày 7 tháng Giêng; Lễ Kỳ Yên diễn ra vào các ngày 13, 14 tháng 2 âm lịch; Lễ Cầu Bông diễn ra ngày 02 ngày, trong khoảng thời gian giữa tháng 10 âm lịch. Ngoài các lễ chính trong năm, tại Đình còn tổ chức lễ dâng hương Đức Thánh Trần vào ngày 18/8 âm lịch, lễ dâng hương tại Miếu Thánh Mẫu vào ngày 08/3 âm lịch, vào các ngày mùng 01 và 15 âm lịch hàng tháng đều tổ chức cúng thần. Các lễ hội này đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia để tưởng nhớ công đức của vị thần hoàng; đồng thời để cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
 

Tác giả: Huy Đạt

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay2,448
  • Tháng hiện tại329,906
  • Tổng lượt truy cập25,451,398
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây