NHỮNG ƯU TIÊN TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG.

Thứ ba - 03/10/2023 21:44 987
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với phát triển đất nước. Người nói: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Như vậy, văn hóa chính là hồn cốt của một dân tộc, là nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững đất nước. Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Vai trò của văn hóa ngày càng được các quốc gia đề cao, coi trọng và trở thành một trong các trụ cột của phát triển bền vững, là động lực của quá trình phát triển, là nhân tố phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô   Năm 2022
Hình ảnh tại Lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô Năm 2022
Huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước được tái lập theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 11/8/2009 của Chính phủ trên cơ sở chia tách và đổi tên một phần diện tích từ huyện Bình Long. Về vị trí địa lý, phía Đông giáp huyện Bù Gia Mập và huyện Đồng Phú, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp huyện Chơn Thành, phía Bắc giáp huyện Lộc Ninh và thị xã Bình Long. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 66,412.61ha, với địa hình không có núi cao, chỉ có một số ngọn đồi thấp thoải dần từ hướng Bắc đến hướng Nam, mang tính chất địa hình đồi gò của vùng trung du. Đất chủ yếu là đất đỏ bazan thích hợp đối với nhiều loại cây trồng đặc biệt là các loại cây công nghiệp có giá trị cao như: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,… Bên cạnh đó, có nguồn khoáng sản dồi dào như: đá vôi, đất sét, đá - cát xây dựng. Khí hậu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ổn định, một năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa khí hậu nóng ẩm khởi đầu từ giữa tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 11 Dương lịch; mùa khô khí hậu có phần mát mẻ hơn, bắt đầu từ tháng 12 cho đến cuối tháng 4 năm sau. Mỗi năm bình quân có trên 100 ngày mưa, nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8, lượng mưa bình quân khoảng 2.300 mm. Có hai con sông lớn của miền Đông Nam Bộ chảy qua là sông Sài Gòn ở phía Tây chiều dài khoảng 50 km, sông Bé ở phía Đông chiều dài khoảng 60 km và một số dòng suối chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam như suối Xa Cát, suối Xà Ních, suối Hốt,… đã góp phần tích cực vào việc điều tiết khí hậu và tạo nguồn nước dồi dào phục vụ sinh hoạt và trồng trọt. Về thành phần dân tộc: huyện có 20% dân tộc thiểu số và 80% là người Kinh. Qua đó đã tạo nên một bức tranh đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc. Tạo điều kiện cho việc giao lưu, bảo tồn và cùng phát triển. Kế tục truyền thống văn hóa tốt đẹp của huyện nhà, cũng như phát triển văn hóa huyện Hớn Quản thời gian tới, đã đặt ra cho huyện Hớn Quản những ưu tiên trọng tâm phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh từ góc độ địa phương cấp huyện.

Từ đặc điểm tình hình, vị trí địa lý, khí hậu, thành phần và cơ cấu dân số trên địa bàn Huyện đã có những tác động lớn đến sự phát triển Văn hóa.
Thời gian qua huyện Hớn Quản đã có nhiều nỗ lực, cố gắng đầu tư hệ thống thiết chế văn hóa để tăng về số lượng và từng bước cải thiện về chất lượng. Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được nghiên cứu, công nhận, bảo vệ và phát huy giá trị, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc của nhân dân huyện. Hiện nay trên địa bàn có 02 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận: Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng tỉnh Bình Phước (Được công nhận năm 2021); Lễ hội Cầu Bông của người Kinh huyện Hớn Quản (Được công nhận năm 2022) có 05 di tích đã được xếp hạng. Trong đó: 01 Di tích cấp quốc gia do tỉnh quản lý: Di tích Địa điểm Tượng đài chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô. Huyện quản lý 04 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh: Đình thần Tân Khai; Đình thần Thanh An; Chùa Đức Minh, xã Minh Đức; Thành đất hình tròn Tân Hưng, thuộc xã Tân Hưng.

Ngoài ra trên địa bàn huyện có 05 di tích được phê duyệt Danh mục kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh theo Quyết định số 276/QĐ-UBND, ngày 14/02/2020 của UBND tỉnh gồm: (1) Cầu đường ray xe lửa, ấp Chà Là, xã Thanh Bình; (2) Hệ thống cấp nước thời Pháp thuộc, ấp 1A, xã Minh Đức; (3) Thác số 4, ấp Bà Lành, xã Tân Lợi - ấp 5, xã An Khương; (4) Nhà máy Quản Lợi, ấp Ấn Lợi, xã Tân Lợi; (5) Thành đất hình tròn An Khương, ấp 5, xã An Khương.

Trên địa bàn huyện có 02 Điểm du lịch Thanh Tùng và Phú Gia đã được UBND tỉnh công nhận. Hàng năm 02 điểm du lịch đón hàng nghìn du khách về thăm quan, du lịch.

Xác định văn hóa là cội nguồn sức mạnh của sự phát triển, Trong thời gian qua UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu xây dựng các kế hoạch, đề án phát triển văn hóa, các chiến lược phát triển công tác gia đình như: Kế hoạch số 48/KH-UBND  ngày 03/3/2023 của UBND huyện về nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 – 2025; Kế hoạch số 28/KH-UBND  ngày 14/02/2023 của UBND huyện về nâng cao chất lượng phong trào Thể dục thể thao cơ sở trên địa bàn huyện giai đoạn 2022 – 2025; các kế hoạch thực hiện công gia đình, Kế hoạch khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất sửa chữa, nâng cấp, xây mới, đầu tư các thiết chế văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân; xây dựng kế hoạch phát triển du lịch gắn với văn hóa cộng đồng tại ấp Bù Dinh, xã Thanh An…. Và một số các kế hoạch liên quan…

Đêm hội cồng chiêng của đồng bào S'Tiêng, ấp Bù Dinh, xã Thanh An

Bên cạnh những việc và kết quả đã làm được, trong công tác phát triển văn hóa, huyện Hớn Quản  vẫn còn những hạn chế, khó khăn đó là:
+ Nhu cầu và sự đáp ứng về hưởng thụ văn hóa giữa các xã, thị trấn, các vùng và các dân tộc trong huyện chưa đồng đều.
+ Công tác chăm lo, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao. Cơ sở hạ tầng các thiết chế văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu tốt nhất.
+ Việc giới thiệu, quảng bá văn hóa, con người Hớn Quản chưa được thực hiện xứng tầm so với tiềm năng và lợi thế tại địa phương.

Để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và  tập trung nguồn lực, ưu tiên trọng tâm phát triển văn hóa trên địa bàn Tỉnh từ góc độ địa phương cấp Huyện. Hớn Quản xin đề xuất những giải pháp, lĩnh vực ưu tiên như sau:

Một là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới. Tổ chức cho mỗi cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, phải thực sự tiêu biểu về đạo đức, lối sống, thực sự gần dân, thân dân, trọng dân, phấn đấu vì lợi ích của dân, thấm nhuần đạo lý “Dân là gốc”.
Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa với nhiệm vụ chính trị. Trong cuộc đấu tranh chống suy thoái về đạo đức, lối sống hiện nay, văn hóa phải phát huy hơn nữa sứ mệnh của mình; xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam hướng đến chân - thiện - mỹ; văn hóa phải thực sự trở thành điểm tựa tinh thần và khởi nguồn cho sức mạnh nội sinh trong mỗi cá nhân, cộng đồng, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa phải có tiếng nói mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa đối với những quan điểm mơ hồ, sai trái, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Ba là, tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa như đầu tư các thiết chế văn hóa đảm bảo cho hoạt động văn hóa phát triển. Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị trong huyện và toàn xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, khơi dậy và huy động tiềm năng sáng tạo của các tổ chức, doanh nghiệp và của toàn dân tham gia xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trên địa bàn huyện.
Bốn là, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, để Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; là nền tảng xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Năm là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành văn hóa cả về chuyên môn, nghiệp vụ lẫn phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức từ huyện đến cơ sở để đáp ứng nhiệm vụ, nhu cầu công tác hiện nay.
Sáu là, đẩy mạnh việc xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch; duy trì, tôn tạo các di tích lịch sử đã được công nhận, cũng như hoàn thành các hồ sơ đề xuất cấp có thẩm quyền công nhận di tích lịch sử đóng trên địa bàn huyện. Qua đó đẩy mạnh công tác truyền thông, giới thiệu hình ảnh, vùng đất, con người Hớn Quản đến với bạn bè trong và ngoài tỉnh để kết nối, giao lưu cùng phát triển. Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn huyện Hớn Quản.

Phát triển văn hóa, xây dựng con người là sự nghiệp khó khăn, lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị, của mỗi địa phương, mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Huyện Hớn Quản quyết tâm phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cùng với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh làm tốt nhiệm vụ phát huy sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam trong sự phát triển bền vững đất nước./.

 

Tác giả bài viết: VHTT

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Hôm nay32,215
  • Tháng hiện tại1,291,425
  • Tổng lượt truy cập17,538,517
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây