Lan tỏa phong trào xây dựng xã hội học tập ở Hớn Quản

Thứ ba - 06/11/2018 23:07
Thực hiện các chủ trương của UBND tỉnh, UBND huyện về xây dựng xã hội học tập, các mô hình học tập giai đoạn 2014 – 2020, sau 3 năm triển khai thực hiện, cùng sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, Hớn Quản đã đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần đưa phong trào xây dựng xã hội học tập ngày càng lan tỏa sâu rộng trên địa bàn.
Lan tỏa phong trào xây dựng xã hội học tập ở Hớn Quản
Theo thống kê năm 2016, huyện có 7.077 hộ đạt gia đình học tập, 108 cộng đồng đạt cộng đồng học tập, 2 dòng họ đạt dòng họ học tập; 62 đơn vị đạt đơn vị học tập. Năm 2017, 9.702 hộ đạt gia đình học tập, 111 cộng đồng đạt cộng đồng học tập, 2 dòng họ đạt dòng họ học tập, 63 đơn vị đạt đơn vị học tập. Năm 2018, 9.381 hộ đăng ký gia đình học tập, 88 cộng đồng đăng ký cộng đồng học tập, 53 đơn vị đăng ký đơn vị học tập, 4 dòng họ đăng ký dòng họ học tập. Năm 2017, Hớn Quản có hai mô hình học tập đạt cấp tỉnh, được UBND tỉnh tặng bằng khen năm 2017. Ngoài ra, còn một số mô hình học tập tiêu biểu như: hộ ông Đào Ngọc Lê, ấp Quản Lợi B, (Tân Lợi), cộng đồng học tập ấp Sóc Răng, ấp Xa Cát, xã Thanh Bình, đơn vị học tập trường THCS Tân Khai, THPT Nguyễn Hữu Cảnh.
Hàng năm, huyện dành kinh phí và huy động xã hội đóng góp cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập thông qua các nguồn quỹ như “tiếp bước cho em đến trường”, trao học bổng học sinh giỏi, học sinh, sinh viên, vượt khó học tốt, tuyên dương mô hình học tập tiêu biểu. Qua đó, đã góp phần động viên, khích lệ tinh thần, huy động cả xã hội cùng vào cuộc, chung tay xây dựng xã hội học tập. Cụ thể, qua 3 năm 2016-2018, huyện đã trao trên 570 suất học bổng của UBND huyện, hội khuyến học, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ tiếp bước cho em đến trường… với kinh phí trên 357 triệu đồng. Tuyên dương các mô hình học tập tiêu biểu. Điển hình là cộng đồng học tập ấp 8, xã Tân Hiệp.
Với cách làm kết hợp tuyên dương học sinh, tác động đến phụ huynh, ấp 8, xã Tân Hiệp đã xây dựng được một cộng đồng học tập tiêu biểu. Để tạo khí thế thi đua, ấp đã tổ chức tuyên dương cho các cháu nhân dịp tết trung thu khá bài bản gồm giấy khen có khung bao cẩn thận kèm tiền thưởng, 50 ngàn đồng/học sinh khá, 100 ngàn đồng/học sinh giỏi, học sinh đậu đại học, 300 ngàn đồng/học sinh mồ côi, học sinh nghèo học giỏi. Chính sự chu toàn trong khâu tổ chức đã đem lại cho các em cảm giác vinh dự, tự hào, khiến những em không được tuyên dương càng ý thức mình phải cố gắng để năm sau được xướng tên như các bạn. Đối với phụ huynh, ban ấp đưa ra điều kiện phải tham gia hội khuyến học, đóng quỹ hàng năm để tuyên dương, khen thưởng, khích lệ ý chí cố gắng cho con em khi đạt khá, giỏi. Điều kiện là vậy nhưng có những phụ huynh không tham gia hội khuyến học, ấp vẫn khen thưởng cho con em họ khi đạt thành tích cao. Có những trường hợp ban ấp phải đến tận nhà thu giấy khen để làm thủ tục khen thưởng cho các cháu. Chính sự công tâm, đắc nhân tâm trong việc xét khen thưởng đã tạo được sự đồng thuận cao, khiến nhà nhà tham gia hội khuyến học. “Ấp 8 có khoảng 185 hộ dân, trong đó có trên 120 hộ có hội viên khuyến học, đạt gần 65%. Năm 2017, ấp có 76 học sinh được tuyên dương, khen thưởng với số tiền 6,75 triệu đồng, quỹ hội khuyến học hiện đạt 11,5 triệu đồng,” ông Đinh Văn Lợi, chi hội trưởng chi hội khuyến học ấp 8 cho biết. Từ một học sinh, một phụ huynh theo đó lan tỏa ra cả cộng đồng. Bà Nguyễn Thị Kiều Hưng, ấp trưởng cho biết: “mức đóng 100 ngàn đồng/hội viên khuyến học không phải do ấp áp đặt mà do hội viên đưa ra, ban đầu hội chỉ thu 50 ngàn đồng/hội viên nhưng do hội viên thấy ít nên đề nghị tăng lên 100 ngàn đồng/hội viên. Có những gia đình có con nhỏ chưa đi học, hoặc không có con cháu đi học hay con không đạt diện được khen thưởng vẫn trở thành hội viên và đóng quỹ đầy đủ. Ngoài ra, quỹ hội kết dư hàng năm còn được hội xét cho hội viên khó khăn vay hoặc gửi ngân hàng lấy lãi mua bánh kẹo, đồ chơi cho các cháu nhân dịp tuyên dương.” Nghe có vẻ lạ đối với nguồn quỹ là của hội khuyến học nhưng việc làm nhân văn đó đang diễn ra tại ấp 8. Đặc biệt, ấp có hội khuyến học của hội đồng hương Hà Tĩnh, thường trích kinh phí quỹ hội khen thưởng hàng năm cho con em hội viên học tốt với mức 40 ngàn đồng/học sinh giỏi, 100.000 đồng/học sinh đậu đại học.
Ông Lê Minh Sum, Phó Chủ tịch Thường trực hội khuyến học huyện Hớn Quản tự hào nói “Cộng đồng học tập của ấp 8, xã Tân Hiệp là mô hình học tập điển hình, được UBND tỉnh tặng bằng khen năm 2017”. Ông Sum cho biết thêm: “Nhận thức của người dân ở huyện ngày càng được nâng cao, công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng quỹ khuyến học hay vận động con em đến trường đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh một số kết quả đạt được, kinh phí hoạt động cho công tác này còn hạn chế, gây khó khăn trong việc triển khai đăng ký, bình xét; vai trò nòng cốt phối hợp giữa hội khuyến học với các ban, ngành, đoàn thể chưa thực sự được quan tâm. Một số gia đình, cán bộ chưa xem trọng việc xây dựng gia đình học tập, xã hội học tập. Vì vậy, chúng tôi tăng cường tuyên truyền các văn bản pháp luật thông qua các tổ chức đoàn thể, hội khuyến học góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, xã hội về tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập.”
Thanh Mai:
Ảnh: Hàng năm, huyện dành kinh phí tuyên dương, khen thưởng cho học sinh khá, giỏi, học sinh vượt khó học tốt, các mô hình học tập tiêu biểu góp phần xây dựng một xã hội học tập rộng khắp.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập289
  • Hôm nay1,060
  • Tháng hiện tại342,919
  • Tổng lượt truy cập25,464,411
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây