CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO QUA LỜI MỜI BÌNH CHỌN TRÊN FACEBOOK, MẠNG XÃ HỘI

Thứ năm - 06/07/2023 22:50
Chiều ngày 13/6/2023, lúc 16h tôi nhận được một lời mời kết bạn từ một người thân (Tôi nghĩ anh ấy đổi tên facebook), sau đó tôi nhận được từ tài khoản của một người bạn này, nhờ tôi tham gia bình chọn một cuộc thi english champion cho 01 đứa cháu. Vì tài khoản đó là của người bạn nên chị tôi không suy nghĩ gì nhiều và làm theo hướng dẫn của đường link bình chọn. Sau đó thì tài khoản của tôi - Doi Nguyen Viet bị kẻ xấu chiếm đoạt, tiếp tục dùng tài khoản của tôi để mời gọi bạn bè trên Facebook của tôi tham gia bình chọn và vay mượn tiền những người bạn trên facebook của tôi.
Hãy cảnh giác với các lời mời tham gia bình chọn cho các cuộc thi trên mạng xã hội.
Hãy cảnh giác với các lời mời tham gia bình chọn cho các cuộc thi trên mạng xã hội.
ĐÂY LÀ LỜI MỜI BÌNH CHỌN… LỪA ĐẢO
Đâu chỉ có riêng tôi, mà nhiều bạn bè của tôi tận các tỉnh khác, hay ngoài Hà Nội cũng khá bất ngờ với chiêu trò lừa đảo để hack Facebook như trên. Thực tế cho thấy, có nhiều cuộc thi trên mạng, mà người tham gia càng có nhiều lượt bình chọn thì khả năng giật giải thưởng là điều tất nhiên, nên họ đã nhờ nhiều bạn bè, người quen trên mạng xã hội (MXH) tham gia bình chọn cho mình, cho con, cho cháu, cho em gái mình… Kẻ sấu đã lợi dụng việc này, tìm cách đưa những đường link giả mạo, xâm nhập vào một tài khoản cá nhân và gửi lời mời bình chọn cho tất cả các tài khoản khác là bạn bè, người quen của “chủ facebook”. Và nếu ai chấp nhận lời yêu cầu tham gia bình chọn, thì: “em vào đây chờ mã xác nhận facebook bình chọn gửi về email” và rồi “em xác nhận để bình chọn nhé”. Mặc dù đã bình chọn, và hệ thống đã báo “thành công”. Song tin tặc vẫn “hệ thống báo em xác nhận không đúng, mã xác nhận trên hệ thông gửi về facebook em” . Rồi “em gửi số điện thoại mà em đăng ký facebook của em cho anh”… “Em vào kiểm tra lại email xem có mã nào gửi về không”?; sau đó “Em nhận được mã thì gửi qua cho anh để anh gửi lên chương trình hoàn hành bình chọn em nhé”. Khi bạn gửi mã đi, “Coi như facebook của bạn đã bị tin tặc chiếm mất rồi nhé’.
Sau khi hack xong, các tin tặc nghiên cứu mục tin nhắn messenger, xem cách thức chủ tài khoản thường nhắn tin rồi giả làm chủ tài khoản nhắn tin cho bạn bè, người thân của họ để mượn tiền với nhiều lý do khác nhau; sau đó yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp, hẹn mấy giờ trong ngày chuyển trả lại. Rồi chúng chiếm đoạt.
Không dừng lại ở đó, tin tặc còn lợi dụng nhu cầu bức thiết khôi phục tài khoản, chúng nhắn tin vào số điện thoại, hay bình luận vào tin nhắn của facebook cá nhân để tiếp tục lừa đảo. Nếu người tin dùng cả tin, liên hệ với số điện thoại chúng cung cấp, hay gửi giấy tờ tùy thân… cho chúng thì coi như lại bị lừa thêm một lần nữa. Và có khả năng “facebook của bạn mất quyền kiểm soát luôn”.  Chúng sẽ chiếm đoạt trang để tống tiền, lừa đảo hoặc xâm nhập vào tài khoản ngân hàng của bạn…

CẦN CÓ Ý THỨC CẢNH GIÁC KHI SỬ DỤNG FACEBOOK, ZALO
Tin tặc lừa đảo trên mạng xã hội, trong đó trên facebook không ngừng với các thù đoạn tinh vi, nhiều mánh khóe mới. Chúng sử dụng các tài khoản bị hack để hỏi vay tiền vì đang kẹt tiền; đang cần tiền trả tiền online, sau đó sẽ trả tiền mặt cho gia chủ; lừa tham gia trò chơi kiếm tiền; lừa tham gia các cuộc bình chọn; lừa nhận quà từ nước ngoài về… Sau đó, đề nghị chủ tài khoản gửi tiền hoặc cào thẻ nạp tiền qua số điện thoại gửi về cho tin tặc, để chúng gửi phần quà có giá trị về. Cùng với đó, tin tắc sẽ hướng dẫn cách nhận giải thưởng do cần cung cấp số điện thoại, email, zalo để gửi thông tin về, nếu gửi cho chúng, chúng sẽ tìm cách lừa đảo đề nghị gửi mã OTP, từ đó chiếm quyền sử dụng tài khoản và chuyển tiền sang tài khoản của ngân hàng khác nhằm chiếm đoạt...
1 Tin tặc gửi lời mời bình chọn cho cuộc thi tiếng anh english champion
Tin tặc tạo facebook giả, nhắn tin lừa đảo.

Khi được hỏi các bạn làm bên lĩnh vực công nghệ thông tin, các bạn tôi cho có khuyến nghị rằng: người dùng facebook, zalo… tuyệt đối không nhập thông tin cá nhân vào những trang đáng nghi ngờ, chưa rõ nguồn gốc và làm theo chỉ dẫn trên đó. Còn lỡ nhập và cảm thấy bất thường, người dùng nên lập tức đổi mật khẩu hay khóa tài khoản facebook, zalo, thẻ ngân hàng… để tránh bị đánh cắp. Cơ quan quản lý nhà nước về mạng xã hội, cần nên thường xuyên nghiên cứu, tổng hợp các chiêu trò mới của tin tắc, để thông tin rộng rãi đến người dân. Để phòng tránh rủi ro, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân luôn đề cao cảnh giác, nhận biết được dấu hiệu lừa đảo của tin tặc. Cùng với đó, cần cung cấp số điện thoại người dây nóng của cán bộ, chuyên viên công nghệ thông tin để kịp thời hỗ trợ, khắc phục sự cố đối với người dùng khi bị hack tài khoản. Không dừng lại ở đó, cần xây dựng hệ thống phần mềm quản trị nhà nước để thanh lọc các trang mạng, webiste, tài khoản mạng xã hội lừa đảo… để kịp thời có biện pháp ngăn chặn, xử lý.

Tác giả: BBT-NĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1.8 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Hôm nay8,755
  • Tháng hiện tại336,213
  • Tổng lượt truy cập25,457,705
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây