Thời gian qua, không chỉ chú trọng tạo nguồn Đảng viên, huyện còn quan tâm nâng chất đội ngũ cán bộ. Qua hơn 2 năm triển khai chương trình đột phá về công tác cán bộ đã có 23 trường hợp được cử đi đào tạo cao cấp LLCT; 74 trường hợp Trung cấp LLCT.
Một trong 03 chương trình đột phá chuyển biến rõ nét nhất là chủ trương đột phá về cơ sở hạ tầng. Trong đó có chương trình huy động nguồn lực cho đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng. Đầu nhiệm kì huyện đề ra chỉ tiêu thực hiện 13 dự án trọng điểm từ nhiều nguồn ngân sách. Đến nay bổ sung thêm 01 dự án. Trong nửa đầu nhiệm kì, huyện đã khởi công 10 dự án, còn lại 1 dự án đang thực hiện khảo sát, thiết kế, 3 dự án đã thu hồi. Nổi bật, huyện đã phối hợp cùng các ngành chức năng của tỉnh đưa vào quy hoạch đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối khu công nghiệp Tân Khai 2 với khu công nghiệp Minh Hưng – Sikico; tuyến đường trục chính từ thị trấn Tân Khai đi xã Tân Quan - Phước An; nâng cấp tuyến đường từ ngã ba Xa Cát vào khu công nghiệp Việt Kiều; phát triển công nghiệp xây dựng, thu hút đầu tư.
Một trong những chương trình đột phá khai thác sâu tiềm năng, thế mạnh của địa phương là nông nghiệp CNC, NNHC. Nắm bắt xu hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại, ngành nông nghiệp huyện Hớn Quản đã từng bước chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phát triển nông nghiệp CNC, NNHC với nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp CNC, NNHC đang hình thành.
Hiện nay, trên địa bàn huyện một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ như HTX nông nghiệp hữu cơ Tân Khai (1,25ha), Công ty nông nghiệp hữu cơ Việt Hà, xã An Khương (8ha), Khu nông nghiệp công nghệ cao xã Tân Hiệp (490ha) và một số nông hộ canh tác nông nghiệp công nghệ cao, VietGap (khoảng 10ha) ở Tân Quan, Tân Hiệp, Phước An, Thanh An…đang có xu hướng phát triển.
Ông Nguyễn Thanh Sang – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Hớn Quản cho biết: “Thực hiện nghị quyết Đảng bộ huyện giai đoạn 2020 - 2025 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ thì trung tâm dịch vụ nông nghiệp phối hợp phòng Nông nghiệp thực hiện một số mô hình: cụ thể năm 2021 chúng tôi đã triển khai được các mô hình và hiện giờ đánh giá kết quả rất khả quan. Đến năm 2022 tiếp tục thực hiện 3 mô hình đó là mô hình chăn nuôi gà thảo dược, mô hình VAC, mô hình trồng cây có múi hướng hữu cơ, thì mục tiêu cuối cùng là chúng tôi nhằm nâng cao ý thức bà con về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra nguồn sản phẩm an toàn cho người sử dụng, đồng thời giải quyết được công nhàn rỗi ở địa phương nhằm tăng thu nhập cho bà con.
Trong những năm qua, để nâng cao khả năng tìm tòi, nghiên cứu, chế biến sâu, mang nét đặc trưng riêng cho từng địa phương, doanh nghiệp, huyện Hớn Quản đã tăng cường chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, gọi tắt là chương trình OCOP. Đến nay, đã có 12 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP. Xây dựng 04 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm: Gạo An Khương, Quýt đường Hớn Quản, Bưởi da xanh Tân Hiệp, Dưa lưới Tân Quan.
Bên cạnh đó, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của các cấp về nhiều mặt, kinh tế tập thể, hợp tác xã có bước chuyển đáng kể về số lượng, quy mô. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 24 HTX, 43 THT, 1 hội quán, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi.
TUV – Bí thư Huyện ủy Hớn Quản Quách Thị Ánh, cho biết: “Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội cho thấy các chỉ tiêu, nhiệm vụ chưa đạt được như mong muốn hầu hết đều là những vấn đề khó, cần nguồn lực đầu tư lớn. Thế nhưng, trong cái khó chúng tôi đề ra quyết tâm, quyết liệt, đoàn kết một lòng, lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra. Đặc biệt, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện hoàn thành đạt và vượt 18 nhóm chỉ tiêu, 3 đột phá, 9 dự án trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội.
Ảnh 1: Thực hiện chương trình đột phá về phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, Hớn Quản đã từng bước hình thành nhiều khu vực chăn nuôi hữu cơ.
Ảnh 2: Tổ hợp tác trồng sầu riêng xã Minh Tâm đang hướng đến mục tiêu xây dựng chương trình OCOP.
Ảnh 3: Hớn Quản đã từng bước hình thành nhiều khu vực trồng cây dưa lưới trong nhà màng.