Nghề nuôi trâu trên địa bàn huyện Hớn Quản

Thứ năm - 24/03/2016 08:55

Nghề nuôi trâu trên địa bàn huyện Hớn Quản

Theo thống kê của chi cục Thống kê huyện Hớn Quản, tính đến tháng 4/2015, trên địa bàn huyện có tổng đàn trâu khoảng 1.819 con, tập trung ở 11/13 xã của huyện. Nông dân trên địa bàn huyện đã biết tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế đồng bãi tự nhiên để phát triển nghề chăn nuôi trâu. Tuy nhiên, nghề chăn nuôi trâu chủ yếu dừng lại ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẽ, manh mún theo tập quán truyền thống, chăn thả tự nhiên mà chưa áp dụng công nghệ hiện đại. Trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất một trang trại chăn nuôi trâu quy mô lớn.
 Sự xuất hiện của con trâu gắn liền với nền văn minh lúa nước. Ngày xưa, con trâu được xem là đầu cơ nghiệp, được nuôi để dùng làm sức kéo, sức thồ, giúp người nông dân có một vụ mùa bội thu đồng thời lấy thực phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày. Ngày nay hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày đi sau” không còn, mà thay vào đó là máy cày, máy kéo phục vụ sản xuất cho con người. Mục đích chăn nuôi trâu theo đó cũng dần thay đổi theo hướng nuôi lấy thịt và sinh sản. 54 tuổi nhưng ông Điểu Cúc - một tỷ phú không tiền ở xã An Khương đã có hơn 37 năm gắn bó với nghề nuôi trâu. Gần nữa đời chăn nuôi trâu nhưng ông vẫn áp dụng theo phương thức, chăn thả tự nhiên trên những cánh đồng, quả đồi. Mọi kinh nghiệm chăn nuôi từ đời ông bà truyền lại vẫn được ông lưu giữ, có điều là ông đã sáng tạo ra chiếc giằng ná để trừng trị những chú trâu không chịu nghe lời khi ông ra hiệu lệnh đi thành hàng. Cách đây hơn 20 năm, khi đội ngũ thú y chưa phát triển, chưa được tiếp cận khoa học kỹ thuật, thuốc trị bệnh cho đàn trâu của gia đình chủ yếu là lá cây được ông vào rừng hái về. Thế nhưng bệnh vẫn không thuyên chuyển. Ngày nay, cùng với sự phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ thú y ra đời đã giúp ông tiếp cận với cách phòng trị bệnh cho trâu một cách khoa học mà không áp dụng tập quán chữa bệnh cha ông truyền lại. Ông Điểu Cúc cho biết: “Hồi trước tôi nuôi trâu hay bị bệnh, tôi kiếm thuốc lá về chữa bệnh cho trâu cũng không hết giờ cũng có nhờ mấy chú thú y, hễ trâu bệnh là tôi nhờ cán bộ thú y chích, sẽ hết bệnh. Ngoài ra chúng tôi không biết chữa thuốc men gì.”
Từ 1 con trâu ban đầu được cha mẹ cho, đến nay đàn trâu của ông có tổng cộng 36 con. Ông đã chia bớt cho các con của mình để làm vốn. Thế nhưng ông không nắm được tổng giá trị kinh tế, chỉ biết rằng con trâu nuôi 4 năm đến tuổi sinh sản, ông có thể bán được 25 triệu đồng/con. Bao năm gắn bó cùng đàn trâu, chúng đã giúp nuôi sống gia đình ông, giúp ông tậu nhà, máy cày, máy kéo phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Ở Hớn Quản, trâu được nuôi nhiều ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số như Minh Tâm với 435 con, Thanh An với 400 con, kế đến là An Khương với 336 con. Sở dĩ có sự phân hóa trên là do đồng bào dân tộc thiểu số thường giữ tập quán trồng lúa nước, cần sức kéo của trâu phục vụ sản xuất. Ngày nay máy móc đã thay thế sức kéo của trâu nhưng đồng bào vẫn nuôi bởi trâu đã gắn bó với họ như người bạn thân thiết. Tuy nhiên, nghề chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện chủ yếu dừng lại ở quy mô chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẽ, manh mún, theo phương thức truyền thống mà chưa áp dụng công nghệ hiện đại.
Vượt lên những tập quán cũ, các tiến bộ về nguồn giống, thức ăn, quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh được trang trại BaVen – đóng tại ấp 4 xã Minh Tâm áp dụng triệt để. Qua đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi, chủ động khống chế và kiểm soát được các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn trâu.
Trạng trại lựa chọn giống trâu Ấn Độ có ưu điểm con khỏe, trọng lượng lớn là chủ yếu. Ngoài chăn thả tự nhiên, để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho đàn trâu, trang trại còn trồng thêm 4ha cỏ để dự trữ nguồn thức ăn cho trâu mẹ ăn khi mới đẻ và cả đàn trâu vào mùa nắng. Đồng thời vào mùa nắng, trang trại còn bổ sung nguồn rơm tẩm nước muối hòa tan nhằm bổ sung một số vi chất dinh dưỡng cần thiết giúp trâu dễ tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt. Nhờ vậy mà đàn trâu khỏe mạnh, ít có dịch bệnh xảy ra. Qua nhiều năm phát triển chăn nuôi, đàn trâu của trang trại ngày một gia tăng. Đến nay trang trại có quy mô trên 200 con trâu giống Ấn Độ và trâu địa phương. Đây là trang trại chăn nuôi trâu duy nhất trên địa bàn huyện.
ông Phạm Văn Thành – quản lý trang trại BaVen cho biết: Mình nuôi theo hình thức trang trại mình phải kỹ. Phòng trị bênh cho trâu 1 năm chích 2 lần gồm tụ huyết trùng và lỡ mồm long móng. Vào mùa mưa thì nguồn cỏ cung cấp cho trâu thoải mái nhưng chúng tôi vẫn trồng cỏ thêm để dành mùa nắng cho trâu ăn. Đồng thời mua rơm thêm cho trâu ăn dặm vào mùa nắng, đào mấy cái ao ở nhà chiều về cho trâu nằm nước, nguồn nước sạch, trâu sẽ không bị bệnh.
Có lẽ tập quán chăn thả tự nhiên đã hằn sâu trong kí ức của người nông dân. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi trâu một cách bền vững ngành chức năng cần có những định hướng đối với người chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Long – trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hớn Quản cho biết: Diện tích đồng cỏ thu hẹp gây khó khăn cho người chăn nuôi trâu. Vì vậy, cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn người chăn nuôi chuyển đổi hình thức chăn nuôi phù hợp với tình hình hiện nay, chủ động nguồn thức ăn chuyển đổi diện tích 1 phần đất nông nghiệp để trồng lại các loại cỏ có năng suất cao, các nguyên liệu có đủ phẩm chất, chất lượng tận dụng triệt để các nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp cũng như công nghiệp để cung cấp đầy đủ thức ăn cũng như dự trữ cho đàn gia súc. Đồng thời định hướng người dân chuyển đổi từ nuôi nhỏ lẻ sang hình thức nuôi công nghiệp, tập trung, trang trại, nhằm kiểm soát được dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường, thuận tiện cho môi trường chăn nuôi.
Nhằm phục dựng, bảo tồn và phát huy Lễ hội văn hóa dân gian độc đáo, đặc sắc của dân tộc Việt Nam từ xa xưa, tái hiện hình ảnh con trâu gắn liền với phong tục tập quán nghề nông một thời, được sự cho phép của UBND tỉnh, UBND huyện Hớn Quản sẽ tổ chức hội chọi trâu vào tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội văn hóa này đã mở ra cơ hội mới cho người chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện được tiếp cận với một nghề mới cho thu nhập hấp dẫn - nghề nuôi trâu chọi.
ảnh: Trang trại trâu BaVen – trang trại chăn nuôi trâu duy nhất trên địa bàn huyện Hớn Quản
Thanh Mai – Lê Khương

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay11,592
  • Tháng hiện tại339,050
  • Tổng lượt truy cập25,460,542
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây