Tới dự có đồng chí Nguyễn Quốc Duy – Bí thư tỉnh Đoàn, đồng chí Lê Hoàng Lâm – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện Ủy, chủ tịch HĐND huyện, đồng chí Trịnh Minh Hoài, Phó bí thư Huyện Ủy, chủ tịch UBND huyện, các đồng chí lãnh đạo đại diện các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, lãnh đạo UBND các xã, Ban văn hóa, Bí thư chi đoàn các xã và đông đảo bà con nhân dân trọng huyện.
Đội Tuyên truyền Lưu động ngày nay chính là tiền thân của Đội "Tuyên truyền xung phong" thời kháng chiến chống Mỹ - là một loại hình hoạt động hữu hiệu với 3 phương thức: Tuyên truyền miệng, cổ động trực quan và văn nghệ cổ động. Chức năng tuyên truyền kịp thời những chủ trương, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của của Nhà nước một cách sinh động đến với quần chúng nhân dân một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm… Nhằm góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
Đội Tuyên truyền lưu động được thành lập vào ngày 14/2/2017 trên cơ sở được sự chấp thuận của UBND huyện. Thành phần của đội gồm 12 thành viên trong đó có 02 biên chế của Trung tâm còn lại là 10 thành viên hợp đồng. Đội trưởng được giao cho đồng chí Hoàng Văn Toán - Phó giám đốc Trung tâm phụ trách. Mọi hoạt động của Đội đều do Ban Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện chỉ đạo, phân công và điều hành và sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Đội TTLĐ tỉnh Bình phước.
Đội TTLĐ có chức năng tham mưu trực tiếp cho Ban Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức tập luyện và biểu diễn tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của ngành và của huyện giao, trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm tình hình và trình độ dân trí của từng xã, ấp, sóc; đặc trưng văn hóa từng dân tộc, Đội TTLĐ xây dựng các hình thức tuyên truyền tập trung hoặc lưu động phục vụ ở các khu dân cư trên địa bàn, nhân dịp ngày kỷ niệm lớn của đất nước, các sự kiện trọng đại, và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng địa phương. Kinh phí hoạt động của Đội được chi từ nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Chế độ được áp dụng đối với những người đang hưởng lương theo ngân sách nhà nước là chỉ cấp phụ cấp tập luyện, biểu diễn và hoạt động ngoài giờ. Đối với những người không hưởng lương nhà nước (cộng tác viên) thì Đội phải hợp đồng và thoả thuận chi trả theo thời vụ, và theo chương trình.
Định mức hoạt động số buổi hoạt động trong năm đạt từ 80 đến 100 buổi; tổ chức liên hoan, hội thảo, hội thi Đội Thông tin lưu động từ 1 đến 2 cuộc; biên tập, dàn dựng chương trình mới từ 4 đến 6 chương trình. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và quan trọng, đòi hỏi Đội cần phải tập trung tham mưu kế hoạch và xây dựng chương trình hoạt động cụ thể.
Để Đội thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình thì thời gian tới Đội cần phải xây dựng quy chế hoạt động và thực hiện tốt các bước như sau:
- Phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, nội dung phải sát với thực tiễn cuộc sống và quan trọng là kịp thời đối với chủ trương, đường lối của Đảng. Hình thức phải đa dạng, phong phú và sử dụng nhiều loại hình tuyên truyền để tránh gây nhàm chán cho công chúng.
- Trọng dụng những người có năng khiếu để tham gia vào việc tham gia viết kịch bản, dàn dựng chương trình và biểu diễn.
- Khi lưu diễn, phối hợp với địa phương, với các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ tham gia một vài tiết mục vào chương trình của Đội, vừa nhằm thu hút quần chúng đến xem, vừa kích thích phát triển phong trào ở địa phương.
- Để không bị động về lực lượng diễn viên, hàng năm cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các xã và các bộ phận liên quan trong đơn vị tổ chức bồi dưỡng, mở các lớp năng khiếu, cho hạt nhân phong trào ở địa phương góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ và bổ sung vào Đội khi cần.
Đồng chí Lê Hoàng Lâm – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện Ủy, chủ tịch HĐND huyện và Đồng chí Trịnh Minh Hoài, Phó bí thư Huyện Ủy, chủ tịch UBND huyện tặng hoa chúc mừng Đội
Văn Toán
Ảnh: Quốc Trưởng