Bến Tre: Thực hiện đồng bộ Đề án 06 gắn với 3 trụ cột chính của chuyển đổi số

Thứ tư - 19/04/2023 09:47
(Chinhphu.vn) - Thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ và linh hoạt các giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) gắn với 3 trụ cột chính của chuyển đổi số.
Bến Tre: Thực hiện đồng bộ Đề án 06 gắn với 3 trụ cột chính của chuyển đổi số - Ảnh 1.
Trong năm 2022 và quý I/2023, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính đã tiếp nhận là gần 1,5 triệu hồ sơ - Ảnh: Báo Đồng Khởi

Hồ sơ đã giải quyết trước hạn và đúng hạn chiếm 99,75%
Năm 2022, tỉnh Bến Tre đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo các nhóm tiện ích của Đề án 06. Cụ thể, hoàn thành việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách về phát triển, cung cấp ứng dụng, dịch vụ số liên quan đến thông tin dân cư, triển khai cung cấp 23/25 dịch vụ công thiết yếu (11/11 dịch vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của lực lượng công an, 12/14 dịch vụ công của các bộ, ngành). Thực hiện tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh, ứng dụng định danh và xác thực điện tử thông qua căn cước công dân, VNeID phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) nói chung đạt những kết quả tích cực, đã từng bước chuyển đổi nhận thức và thay đổi thói quen hành động của người dân từ môi trường thực sang môi trường số với nhiều ứng dụng số thiết thực, hiệu quả cho đời sống.
Tại Bến Tre, 100% UBND cấp huyện, cấp xã và các ấp, khu phố đã thành lập tổ công tác trển khai Đề án 06 để thực hiện thống nhất trên địa bàn. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ngành và UBND huyện, thành phố đã triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ của Đề án số trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh cũng đã ban hành hơn 100 văn bản liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung trọng tâm của Đề án số 06; qua đó, từng đơn vị, địa phương đã nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, bám sát các phần việc được giao, kịp thời triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương liên quan đến Đề án 06.
Trong năm 2022 và quý I/2023, tổng số hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) đã tiếp nhận là gần 1,5 triệu hồ sơ. Trong đó, số lượng hồ sơ đã giải quyết trước hạn và đúng hạn chiếm tỉ lệ 99,75%.
1.306.180 trường hợp được cấp căn cước công dân có gắn chip
Tại cuộc họp Tổ Công tác thực hiện Đề án 06 ngày 14/4/2023, Đại tá Lê Văn Hòa - Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biếtthời gian vừa qua, các nhiệm vụ của Đề án đã được triển khai cơ bản đảm bảo tiến độ, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, nhất là vai trò tham mưu của lực lượng Công an các cấp từ tỉnh đến cơ sở, góp phần cải thiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh.
Đến thời điểm hiện tại, Công an tỉnh đã tổ chức cấp căn cước công dân có gắn chip cho 1.306.180 trường hợp, thu nhận hồ sơ cấp định danh điện tử 234.025 trường hợp. Công tác làm sạch dữ liệu được Công an tỉnh thường xuyên quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, kịp thời thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư đảm bảo "đúng, đủ, sạch, sống" góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính, đáp ứng giao dịch dân sự và nhu cầu khác của người dân.
Tỉnh cũng đã hoàn thành kết nối hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo chỉ đạo của Bộ Công an. Hiện tại, có 17 sở, ngành, 9 huyện, thành phố và 157 xã, phường thị trấn đã kết nối, khai thác được thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa. Các sở, ngành, địa phương đã triển khai rà soát, số hóa, làm sạch dữ liệu theo chỉ đạo, hướng dẫn của ngành dọc.
Tuy nhiên, theo đánh giá việc thực hiện Đề án số 06 trên địa bàn tỉnh còn những tồn tại, khó khăn cần phải khắc phục như: Trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện, nhiều nội dung trong đề án mới, chưa có tiền lệ nên một số cơ quan, đơn vị còn lúng túng, chưa thật sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác tuyên truyền, phổ biến Đề án 06 hiệu quả chưa cao. Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ Đề án, nhất là cấp cơ sở chưa được đào tạo, tập huấn công nghệ thông tin nên việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết công việc và hướng dẫn người dân chưa đạt yêu cầu.
Việc đảm bảo dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" được thực hiện thường xuyên, liên tục với khối lượng công việc lớn, nhiều việc đột xuất nhưng lực lượng công an cấp xã hiện nay còn mỏng; đường truyền dữ liệu quốc gia về dân cư còn tình trạng quá tải, mất kết nối, chủ yếu vào giờ hành chính, làm chậm tiến độ thực hiện, gây phiền hà cho người dân.
Hạ tầng công nghệ thông tin chưa đảm bảo theo yêu cầu phục vụ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; thông tin tài liệu giai đoạn trước không đầy đủ, sai lệch, các loại biểu mẫu có kích thước giấy lớn đòi hỏi phải có máy scan chuyên dụng (như bản vẽ, thiết kế...). Phần mềm Quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp với phần mềm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được đồng bộ, gây khó khăn trong công tác làm sạch dữ liệu và thực hiện các thủ tục liên thông.
Mặt khác, trình độ của người dân trong việc sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa thành thạo, số người lớn tuổi không có điện thoại thông minh hoặc sim chính chủ; ứng dụng VNeID chưa khai thác được hết các chức năng nên chưa thu hút được người dân cài đặt và sử dụng.
Khắc phục khó khăn, vướng mắc tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án 06
Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam đề nghị các địa phương, đơn vị quyết tâm khắc phục khó khăn, vướng mắc tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án 06. Tập trung nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, lan tỏa trong người dân về việc thực hiện đồng bộ Đề án 06 gắn với 3 trụ cột chính của CĐS. Đồng thời quan tâm, sắp xếp, bố trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CĐS.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam đề nghị các đơn vị, địa phương bám sát nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện nhiệm vụ về CĐS trên địa bàn. Đồng thời giao nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho từng sở ngành, đơn vị; yêu cầu cần có sự phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cũng như tuyên truyền, vận động nhân dân.
Trong đó, Công an tỉnh tiếp tục thực hiện tốt vai trò là cơ quan thường trực Tổ Công tác trong theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc tiến độ thực hiện Đề án 06. Chỉ đạo công an các cấp tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp làm sạch dữ liệu dân cư, đảm bảo dữ liệu dân cư luôn "đúng, đủ, sạch, sống"; phối hợp rà soát, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ giữa dữ liệu dân cư với các dữ liệu về bảo hiểm xã hội, hộ tịch, y tế, an sinh xã hội… theo đúng quy trình, quy định; khẩn trương hoàn thành chỉ tiêu thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện (hoàn thành trước ngày 31/7/2023), gắn với cấp tài khoản định danh điện tử để thực hiện các tiện ích của Đề án 06.
 

Tác giả: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập266
  • Hôm nay6,631
  • Tháng hiện tại334,089
  • Tổng lượt truy cập25,455,581
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây