DỮ LIỆU SỐ - NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH SỐ BỀN VỮNG

Thứ sáu - 22/09/2023 15:07 444
(Chinhphu.vn) - Ngày 21/9, Cục Tin học và thống kê tài chính cùng Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) đồng tổ chức Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách Nhà nước năm 2023 (Vietnam Digital Finance 2023- VDF-2023) với chủ đề "Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững".
Dữ liệu số, nền tảng phát triển tài chính số bền vững - Ảnh 1.
Hội thảo - Triển lãm VDF-2023 với chủ đề "Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững" - Ảnh: VGP/HT
 
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Việt Hà, Cục trưởng Cục Tin học và thống kê tài chính cho biết: Ngày 4/4/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã ký Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023. Theo đó, năm 2023, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tập trung chỉ đạo, điều phối các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng mang lại kết quả thực chất, bền vững, ưu tiên nguồn lực để đạt được các chỉ tiêu quan trọng thuộc các chương trình, chiến lược quốc gia về phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nói riêng. 
Ngày 12/4/2023, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 777/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Tài chính năm 2023, trong đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm như: Chỉ đạo thúc đẩy phát triển dữ liệu lớn về tài chính, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính, nền tảng hóa đơn điện tử, nền tảng thuế điện tử; rà soát, chỉnh sửa, bổ sung cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật để chống các hình thức chuyển giá, chuyển thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế các nền tảng số, dịch vụ số, dịch vụ trực tuyến nước ngoài, cung cấp xuyên biên giới...
Dữ liệu số, nền tảng phát triển tài chính số bền vững - Ảnh 2.
Trong khuôn khổ VDF-2023, Bộ Tài chính tổ chức Triển lãm về các kết quả ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính nói chung và thuế nói riêng - Ảnh: VGP
 
Đại diện Bộ Tài chính nhận định: Trong thời gian qua, toàn ngành tài chính đã thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả cho toàn xã hội, góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục thuế, hải quan, kho bạc... giảm thiểu giấy tờ, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Để tiếp tục duy trì các thành tích đạt được và thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân sách Nhà nước, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, cần tập trung chỉ đạo, điều phối các đơn vị, đẩy mạnh chuyển đổi số, để đạt được các chỉ tiêu quan trọng của Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng, góp phần giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, mang lại sự hài lòng của người dân, tạo môi trường thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của Bộ Tài chính và qua đó cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và đánh giá cao các kết quả đạt được của Bộ Tài chính trong triển khai thực hiện Nghị quyết 52 nói chung và trong chuyển đổi số nói riêng.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, để chuyển đối số thì khâu tiên phong, đi trước một bước và đột phá là dữ liệu. Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho "sandbox" của một số ngành, lĩnh vực còn chậm, chưa có nhiều đột phá. Do đó, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế, cơ chế chính sách.
Tại phiên toàn thể với chủ đề: Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững, các diễn giả, các chuyên gia, các nhà quản lý đã thảo luận, chia sẻ các vấn đề về: Huy động nguồn lực tài chính quốc gia cho phát triển bền vững dựa trên dữ liệu số đến năm 2030; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và phát triển dữ liệu ngành tài chính; kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) phục vụ cho việc phân tích, quản lý thuế theo nguyên tắc rủi ro...
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chia sẻ về quản lý rủi ro trong quản lý thuế và áp dụng dữ liệu lớn. Theo đó, ngành thuế tạo lập một hệ thống thông tin, dữ liệu toàn diện về tất cả các rủi ro tuân thủ mà cơ quan thuế phải đối mặt. Có phân đoạn người nộp thuế (NNT), theo từng sắc thuế và theo từng trụ cột tuân thủ (đăng ký, khai thuế, nộp thuế và kê khai thu nhập chính xác).
Từ đó, cơ quan thuế hỗ trợ NNT bằng việc cung cấp thông tin; cảnh báo/thông báo các nghĩa vụ NNT cần thực hiện hoặc chưa tuân thủ. Đồng thời, tăng hiệu quả ngăn chặn gian lận, giám sát bảo đảm nâng cao tính tuân thủ pháp luật và nộp thuế tự nguyện.
Ngành thuế tổ chức hệ thống CNTT gồm các phần mềm ứng dụng đánh giá rủi ro để lập kế hoạch thanh tra – kiểm tra; hoàn thuế; quản lý hộ khoán; kiểm tra hồ sơ khai thuế; hóa đơn điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng lưu trữ xử lý dữ liệu lớn, xây dựng hệ thống trao đổi thông tin; lưu trữ, sao lưu dữ liệu phục vụ công tác quản lý rủi ro.
"Bên cạnh hạ tầng dữ liệu, phần mềm, quan trọng là phải có bộ máy cùng cơ chế phối hợp chặt chẽ các bộ phận quản lý thuế, quản trị dữ liệu, công nghệ để tăng hiệu quả quản lý rủi ro", đại diện Tổng cục Thuế chia sẻ.
Bên cạnh phiên toàn thể, Hội thảo còn có 2 phiên chuyên đề. Chuyên đề thứ nhất với chủ đề Đổi mới quản lý thuế trong nền kinh tế số, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử; kết nối, chia sẻ dữ liệu để phát triển và chống thất thu thuế trong hoạt động thương mại điện tử; quản lý rủi ro cho lĩnh vực thuế trong kỷ nguyên số; bảo mật dữ liệu quan trọng trước các cuộc tấn công mạng; áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý thuế và đổi mới công tác quản lý thuế.
Phiên chuyên đề thứ hai với chủ đề Tối ưu hóa dữ liệu số trong chuyển đổi số ngành tài chính, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm khai thác sức mạnh của công nghệ AI và Blockchain trong các phần mềm quản lý tài chính; tạo đột phá trong thanh toán điện tử tại Việt Nam; trung tâm dữ liệu thế hệ mới cho lĩnh vực tài chính; nâng cấp hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) cho ngành tài chính; quản lý và lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây: Thách thức và giải pháp; hạ tầng nền tảng mở cho chuyển đổi số ngành tài chính; các nội dung về tối ưu hóa dữ liệu số ngành tài chính.
Trong khuôn khổ VDF-2023, Bộ Tài chính còn tổ chức Triển lãm về các kết quả ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính nói chung và thuế nói riêng. Bên cạnh đó là các gian hàng của các đơn vị với các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như các công nghệ về lưu trữ, phân tích dữ liệu lớn.
 

Tác giả bài viết: theo baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Hôm nay12,889
  • Tháng hiện tại52,781
  • Tổng lượt truy cập17,680,400
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây