Lấy khách hàng làm trung tâm, NHTM đẩy mạnh chuyển đổi số

Thứ hai - 22/05/2023 10:20
(Chinhphu.vn) – Bám sát các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành ngân hàng đã tích cực vào cuộc quyết liệt trong triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06). Trong khi đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) đang tích cực triển khai các giải pháp chuyển đổi số với phương châm lấy khách hàng làm trung tâm.
Lấy khách hàng làm trung tâm, NHTM đẩy mạnh chuyển đổi số - Ảnh 1.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định: Ngành ngân hàng luôn bám sát định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Quang Thương

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức vừa qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định: Ngành ngân hàng luôn bám sát định hướng, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về chuyển đổi số. Vì chuyển đổi số là xu thế tất yếu, nằm trong ưu tiên phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. 

Hiện nay, NHNN đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, làm sạch 25 triệu khách hàng thông tin tín dụng và phục vụ cho nhiều hoạt động nghiệp vụ khác. Các tổ chức tín dụng (TCTD) đã không ngừng nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các công nghệ số tiên tiến như dữ liệu lớn, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo/học máy.... nhằm tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, cung ứng sản phẩm - dịch vụ mang tính cá nhân hóa cao, phù hợp với nhu cầu, hành trình khách hàng.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho hay: Nhiều TCTD đã triển khai các giải pháp cho phép khách hàng mở tài khoản thanh toán dựa trên xác thực dữ liệu dân cư; cho phép định danh, xác minh thông tin khách hàng bằng thẻ căn cước công dân gắn chíp hoặc ứng dụng VNeID; làm sạch thông tin khách hàng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tối ưu quá trình cho vay bằng các giải pháp chấm điểm tín dụng, xác thực thông tin đa chiều bằng dữ liệu dân cư…

Những kết quả này đã được minh chứng qua những thông tin nổi bật như: nhiều ngân hàng có hơn 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; nhiều TCTD có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới…

Dưới góc độ TCTD, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank chia sẻ về giải pháp cấp tín dụng trên môi trường điện tử, ứng dụng tài khoản định danh trên môi trường điện tử,VNeID và điểm tín dụng công dân là lĩnh vực mà người dân hết sức quan tâm hiện nay.

Theo bà Oanh, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp người dân dễ dàng vay vốn ngân hàng trên kênh số với lãi suất hợp lý. Phương thức cũ khi không chứng minh đủ điều kiện vay vốn, đặc biệt là các khoản vay nhỏ và không tài sản đảm bảo, khách khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng nên người dân phải đi vay các nguồn tín dụng không chính thống, gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Giải pháp cho vay online sẽ giải quyết được vấn đề này. Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cùng cơ chế thẩm định, phê duyệt tự động là cơ hội rất tốt cho các ngân hàng giải quyết các vấn đề quan ngại trên, giúp người dân dễ dàng vay vốn ngân hàng trên kênh số với lãi suất hợp lý.

Lấy khách hàng làm trung tâm, NHTM đẩy mạnh chuyển đổi số - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank giới thiệu với lãnh đạo Chính phủ, NHNN và các bộ, ngành về chuyển đổi số của TPBank - Ảnh: VGP/HT

Tại Vietcombank, ngân hàng thí điểm kết nối và nghiên cứu 2 giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đó là định danh khách hàng qua VneI và ứng dụng mô hình chấm điểm tín dụng công dân.

Với giải pháp định danh và xác thực điện tử thông qua VneID, khách hàng có thể chủ động chia sẻ các thông tin định danh công dân tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (như họ tên, ngày sinh, địa chỉ thường trú,…) với khách hàng mà không cần cung cấp thêm hồ sơ giấy tờ. Việc xác thực thông tin định danh khách hàng cộng đối chiếu sinh trắc học hình ảnh của khách hàng với hình ảnh lưu trữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho phép xác định đúng khách hàng, hạn chế giả mạo. Cơ chế này ưu việt hơn các giải pháp eKYC hiện tại. Ngoài ra, nếu được chia sẻ chính xác thông tin định danh như địa chỉ, số điện thoại sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác thu hồi nợ.

Với giải pháp mô hình chấm điểm tín dụng công dân, giúp đánh giá rủi ro tín dụng và rủi ro gian lận khi cho vay các khoản nhỏ không có tài sản đảm bảo.

Theo đó, điểm tín dụng công dân là một yếu tố tham khảo trong thẩm định/phê duyệt các khoản vay nhỏ trên kênh số với các vai trò: Thay thế một số tiêu chí thẩm định truyền thống mà khách hàng khó chứng minh trên kênh số, ví dụ như năng lực pháp lý, uy tín cá nhân…, giúp ngân hàng hạn chế đưa ra các nhận định chủ quan, thiếu chính xác, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng, lừa đảo, giả mạo.

Bên cạnh ứng dụng 2 giải pháp từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Vietcombank kết hợp với các nguồn dữ liệu, tiêu chí khác để ra quyết định cho vay trên kênh số, phù hợp với mức độ đánh giá rủi ro của ngân hàng. 

Có cùng quan điểm, ông Phùng Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc Techcombank cho rằng, việc kết nối và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia và dân cư, điểm tín dụng công dân mà Techcombank cũng như các ngân hàng đang thực hiện sẽ đưa việc cấp tín dụng lên một tầm cao mới, dễ dàng, nhanh chóng và quản trị rủi ro tốt hơn. Những bước đi lớn như ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đối số.

Hiện tại, khoảng hơn 90% các giao dịch của khách hàng Techcombank được thực hiện qua kênh số, với tỉ lệ gắn bó với ứng dụng đạt đến 88%. Riêng trong quý 1 năm 2023, Techcombank đã thu hút thêm xấp xỉ 424.000 khách hàng mới, trong đó, 68% đến từ những nền tảng số. Khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 1/2023.

của Techcombank cũng tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 238,4 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt 2,1 triệu tỷ đồng. Đối với khách hàng DN, tính tới tháng 4 năm 2023, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng đối với các khách hàng DN tự thực hiện mở tài khoản online toàn diện đã tăng 7 lần so với thời điểm tháng 1 năm 2023.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cho biết: Để Khách hàng tiếp cận dịch vụ một cách đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng, TPBank đã sử dụng các công nghệ tối tân như AI, ML, Big Data, Blockchain, RPA & kiến trúc Micro-Services, OCR cloud,... Áp dụng mô hình Online-2-Offline: TPBank xây dựng giải pháp toàn diện, kết hợp giữa kênh đăng ký và nhận giải ngân trực tuyến qua mobile app và kênh đăng ký offline tại các điểm LiveBank và nhận tiền mặt ngay lập tức. Đồng thời áp dụng số hóa, tự động hóa các bước thẩm định, phê duyệt để khách hàng có thể được phục vụ một cách nhanh nhất.

Hệ thống phân tích dữ liệu và mô hình chấm điểm hành vi, lịch sử tín dụng của khách hàng: để có thể chỉ ra chính xác khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu vay để tiếp cận và sau khi Khách hàng đăng ký hệ thống có thể tự động ra quyết định phê duyệt, giải ngân khoản vay nhanh nhất.

TPBank thực hiện phê duyệt khoản vay cho khách hàng phối kết hợp với định danh điện tử khách hàng như: Kiểm tra dấu hiệu giả mạo/nghi ngờ trên giấy tờ tùy thân bằng các giải pháp như: áp dụng công nghệ eKYC; Fraud check; máy scan tích hợp tia UV; thu thập và lưu trữ dữ liệu sinh trắc học của Khàng hàng bao gồm hình ảnh khuôn mặt, dấu vân tay, giọng nói…

Lấy khách hàng làm trung tâm, NHTM đẩy mạnh chuyển đổi số - Ảnh 4.

Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng giám đốc VietinBank giới thiệu với lãnh đạo Chính phủ, NHNN và các bộ, ngành về chuyển đổi số của VietinBank - Ảnh: VGP/Quang Thương

Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng giám đốc VietinBank cho biết, theo cách thông thường, khi sử dụng chứng minh nhân dân chữ số, đây là những giấy tờ tùy thân có thể bị giả tạo một cách khá là dễ dàng và với con mắt thường của các giao dịch viên rất khó phát hiện ra, dẫn tới có nhiều tài khoản có thể mở được bằng những giấy tờ giả mạo.

Kẻ xấu luôn lợi những người dân hiểu biết về pháp luật hạn chế để thuê họ mở tài khoản bằng giấy tờ tuỳ thân hoàn toàn hợp lệ và chính chủ, tuy nhiên những tài khoản này được bán lại cho kẻ gian gây ra nhiều vấn đề rất là nghiêm trọng.
Ông Trần Công Quỳnh Lân phản ánh, có người dân gọi điện đến cho ngân hàng để trình báo việc họ đã mất tiền thì tiền được lưu chuyển qua rất nhiều tài khoản khác nhau. Khi công an điều tra, chúng ta không thể biết được danh tính của kẻ gian núp bóng sau những tài khoản này.
Do đó, đại diện VietinBank đề nghị Bộ Công an tăng cường công tác làm sạch dữ liệu kết hợp với làm giàu dữ liệu chỉ khi nào chúng ta thu thập dữ liệu bằng sinh trắc học và xác thực giao dịch qua ngân hàng bằng dữ liệu sinh trắc học thì chúng ta mới bảo đảm được rằng chính là khách hành là người thực hiện giao dịch và cũng chính là người mở tài khoản. Bản thân VietinBank đã thu thập hơn 4 triệu khuôn mặt sinh trắc học của khách hành và họ có thể sử dụng sinh trắc học này để giao dịch một cách an toàn... 

Tác giả: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập81
  • Hôm nay3,028
  • Tháng hiện tại424,807
  • Tổng lượt truy cập24,267,348
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây