TẤM GƯƠNG VỀ Ý CHÍ KHỞI NGHIỆP

Thứ ba - 07/12/2021 19:27
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê An Khương (Hớn Quản), gắn bó với nghề xay lúa gia truyền, ngày ngày, thấy bà con đồng bào địu gùi ra đồng sạ lúa, cắt lúa, xay xát lúa, cùng những buổi chiều bình yên trên cánh đồng vàng ươm thơm mùi lúa mới thu hoạch, âm thanh lạch bạch vui tai của máy tuốt lúa đã thôi thúc anh Nguyễn Văn Công, 29 tuổi, chủ nhà máy xay lúa Út Hào, xã An Khương (Hớn Quản) phải đeo đuổi, viết tiếp ước mơ còn giang dở của cha mình là góp phần lưu giữ nghề truyền thống của quê hương.
TẤM GƯƠNG VỀ Ý CHÍ KHỞI NGHIỆP
Trưởng thành lên theo những đổi thay của cuộc sống, anh nhận thấy nghề của mình sống được, dễ sống vì dù xã hội có thay đổi như thế nào thì gạo vẫn là mặt hàng thiết yếu trong mỗi gia đình. Công bày tỏ, “mình phải dự báo được xu hướng phát triển của xã hội, hướng đến giá trị sử dụng thực phẩm sạch, nguyên chất, an toàn để bảo vệ sức khỏe gia đình. Nhu cầu về gạo ruộng sạch, không chất bảo quản ngày càng trở nên phổ biến. Nếu mình chậm chân sẽ không cạnh tranh được các nơi khác.”
Theo anh Công, trên 70% người dân An Khương có thói quen sử dụng gạo tại ruộng nhà cho bữa cơm gia đình. Khác với người miền Tây, đồng bào dân tộc ở An Khương không có thói quen trữ lúa chờ thị trường tăng giá để bán, mà cứ sau mỗi vụ thu hoạch họ sẽ bán bớt chỉ chừa lại khoảng 30% sản lượng lúa thu hoạch được để xay ăn dần, đến lúc lúa cạn bồ họ sẽ mua gạo để ăn. Nhờ có sẵn nhà máy, lò sấy, người dân chịu ăn gạo ruộng cùng khát khao làm giàu, thành đạt mà chàng trai trẻ Nguyễn Văn Công đã vun bồi ý chí sẽ mở rộng thị trường phân phối.

12 năm qua, trong hành trình Công đi tìm chỗ đứng, thăng trầm có đủ. Từ chỗ chỉ nhận xay gia công lúa cho người dân khi đến mùa vụ 7 năm về trước, năm 2015, được xem là bước nhảy vọt khi Công chuyển từ xay gia công thuê, sang làm chủ cửa hàng bán gạo ruộng, bao trọn quy trình từ khâu thu mua lúa của nông dân đến bán chính gạo mua của nông dân cho nông dân ăn. Chập chững với bước đi táo bạo đầu tiên, mỗi ngày Công chỉ bán được tầm 200 kilogam gạo. Dần dà năm 2018, bình quân mỗi tháng hệ thống nhà máy của Công xuất ra thị trường khoảng 15 tấn gạo, đến nay đạt 60 tấn/tháng, tăng gấp 4 lần so với 3 năm trước. Hành trình nhiều năm về trước Công gặp không ít khó khăn, trở ngại về nguồn vốn mua lúa trữ trong kho để xoay vòng cung cấp cho đại lý; có lúc chỉ dám bỏ mối cầm chừng cho đại lý cũ, chưa dám mở rộng thị trường vì không có phương tiện vận chuyển, chấp nhận yêu cầu, bỏ gạo nhưng “dấu” nhãn hiệu để các đại lý khác trong vùng không biết địa điểm của nhà máy, tranh giành mối làm ăn của đại lý cũ, rồi khâu mở rộng thị trường. Nản lòng nhưng khi định buông xuôi, Công lại nghĩ đến lý do mình bắt đầu. Để liên kết tiêu thụ nguồn nguyên liệu của các thành viên, cung cấp cho hợp tác xã Công đã tham gia thành lập Hợp tác xã nông nghiệp An Khương. Từ chỗ không có xe để vận chuyển gạo đi giao đến lúc đầu tư xe chở gạo, tăng cường quảng bá qua youtube, cuộc gọi chờ điện thoại, tạo website, thông qua mạng xã hội là một hành trình nỗ lực không ngơi nghỉ.
2 copy
Ruộng lúa ở xã An Khương - huyện Hớn Quản 

Với hệ thống máy móc bán tự động được đầu tư nâng cấp thường xuyên, đến nay công suất dàn máy đã tăng lên từ 350 kilogam/giờ, lên 700 kilogam/giờ, cho khuôn hạt gạo đẹp mà lại giảm chi phí nhân công. Nếu như trước đây, hệ thống chỉ tự động ở khâu bóc tách, sàng gạo còn khâu vận chuyển gạo từ cối này đến cối kia phải mất 3 lần nhân công thì nay với hệ thống máy móc được nâng cấp 280 triệu đồng, Công đã giảm tải được khâu ấy. Tuy nhiên, hệ thống ấy vẫn buộc phải cần đến nhân công hỗ trợ khâu đưa lúa vào máy và khâu đóng bao.
Hiện nay, cánh đồng lúa An Khương được đầu tư giống mới cho năng suất cao, cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa thông qua những mô hình trình diễn đã tác động làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của bà con nơi đây. Theo đó, trữ lượng lúa ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn cho nhu cầu của nhà máy. Với tầm nhìn về phân khúc thị trường thành nhiều thứ bậc “thượng đế” khác nhau mà Công có bước đi táo bạo khi mạnh dạn sản suất giống gạo được bình chọn là gạo “Ngon nhất thế giới” năm 2019 ngay tại vùng quê nghèo có đến 70% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số An Khương. Giống gạo đó được xay từ lúa giống ST25. Có giá thị trường 23 ngàn đồng/kilogam. Đây là giống lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long được thế giới bình chọn là loại gạo ngon nhất thế giới. Và bước đi khác người để làm phong phú, đa dạng các mặt hàng của mình bước đầu cho kết quả khả quan qua tiếp cận thị trường. Với ưu điểm mềm cơm, ngọt cơm do không sử dụng chất bảo quản, không chất tạo mùi, gạo ruộng An Khương là sản phẩm đang từng bước khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng. Điều đó góp phần giúp Công tự tin hơn ở khâu giới thiệu sản phẩm và sẽ tăng cường nhân lực ở khâu tiếp thị, mở rộng thị trường.
Với 4 loại gạo hiện có mặt trên thị trường gồm: OM 5451, OM 4900, ST25 và IR 50404, Công có 20 đại lý phân phối trong và ngoài huyện. Chưa dừng lại ở đó, Công còn nuôi ý định sẽ đầu tư nâng cấp hệ thống máy tự động hoàn toàn từ đầu vào đến đầu ra để tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công. Tuy nhiên, khó khăn về nguồn vốn là một trở ngại trong quá trình nỗ lực từng ngày của nhà máy.
Từng bước đi trong từng hành trình nhỏ đều thấy được niềm tin, khát vọng và ý chí vươn lên thực hiện ước mơ xây dựng thương hiệu gạo An Khương vươn tầm cao mới của ông chủ trẻ Nguyễn Văn Công.
Thanh Mai
 

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập116
  • Hôm nay931
  • Tháng hiện tại82,770
  • Tổng lượt truy cập23,925,311
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây