Hướng đi mới của nông dân Hớn Quản

Thứ năm - 27/12/2018 15:19
Vụ khoai mỡ (khoai tía) năm 2017, anh Trần Phương Nam, Bí thư Chi đoàn ấp 4, xã Đồng Nơ (Hớn Quản) trồng hơn 5 ha, trong đó 4 ha anh thuê đất của người dân ấp 5 cùng xã để trồng. Vụ này bình quân anh thu 7-8 tấn/ha. Vừa cạo mủ cao su của gia đình vừa trồng khoai mỡ, anh Nam thuê thêm nhân công để chăm sóc vườn. Mặc dù năm nay giá khoai mỡ giảm khoảng 3.000 đồng/kg so với năm trước nhưng sau khi trừ chi phí anh vẫn lãi trên 250 triệu đồng. Do thu hoạch muộn nên khoai mỡ gia đình anh chỉ được giá 9.500 đồng/kg trong khi đầu vụ khoảng 15.000 đồng/kg.
Hướng đi mới của nông dân Hớn Quản
 Chị Nguyễn Thị Ngọc Loan, thương lái ngụ huyện Lộc Ninh, cho biết: “Năm nay, các tỉnh miền Tây trồng nhiều khoai mỡ, giờ họ bắt đầu thu đầu vụ. Bình Phước thu cùng với miền Tây trong khi năm ngoái thu nghịch mùa. Năm 2016, tôi mua mỗi ngày 2 chuyến mấy chục tấn, năm nay dè dặt hơn, cách ngày tôi mua 3-4 tấn. Một phần do thương lái miền Tây trữ khoai mỡ vụ trước chờ giá lên nhưng lại gặp giá thấp nên họ bung ra bán đại trà, dẫn đến tiêu thụ khó, giá thấp hơn năm trước khoảng 3.000 đồng/kg”.

Anh Trần Phương Nam lãi 250 triệu đồng từ vụ khoai mỡ 2017
      Năm 2016, ở ấp 4, xã Đồng Nơ chỉ vài hộ trồng khoai mỡ. Được giá, được mùa nên năm nay người dân mở rộng diện tích. Người dân ấp 4 thường gọi khoai mỡ là “khoai đất lạ”, chỉ nên trồng 1 lần trên một mảnh đất, bởi bộ rễ của cây tàn dư trong đất tiềm ẩn nhiều nấm bệnh, cần ít nhất 3 năm để phân hủy tạp chất trong đất, mới trồng lại. Người dân thường sử dụng giống truyền thống của địa phương, bắt đầu gieo từ tháng 3, tháng 10 thu hoạch. Khoai thích hợp trồng trên đất tơi xốp và tầng canh tác dày. Chọn củ giống đẹp, da trơn không sần sùi, xử lý giống bằng thuốc tránh nấm bệnh. Ở ấp 4, xã Đồng Nơ có vài nông hộ do nhiều nguyên nhân, trong đó có khâu xử lý đất chưa kỹ nên cây bị nấm bệnh thối dẫn đến chết, chỉ thu được chi phí giống đã bỏ ra. Sau khi thu hoạch, nông hộ chọn giống cất trữ nơi thoáng mát. Đến các tháng 2, 3 có mưa thì xuống giống vì đất gặp mưa có độ ẩm, mầm lên đảm bảo. Trong 4 tháng đầu sau khi trồng xịt 2 lần cỏ, đất ướt thì bón phân, bổ sung dinh dưỡng nuôi cây, tiếp tục theo dõi bón phân để nuôi củ, đồng thời chú ý phòng nấm bệnh lây lan rất nhanh làm vàng lá, đen, thối lá, thối cây. Đến tháng thứ 7 trở đi, người trồng ngưng bón phân, xịt thuốc vì cây đã lớn, già, không còn bị nấm bệnh. “Tôi và người cậu thuê 25 ha đất cao su thanh lý của Nông trường cao su Đồng Nơ để trồng vụ khoai 2018. Hiện tôi đã cày phơi đất để diệt vi khuẩn và nấm bệnh. Vụ tới tôi dự định sẽ mua bạt ni-lon rải trên mặt, chỉ chừa lỗ nhỏ trên bạt cho cây vươn lên nhằm giữ ẩm đất và hạn chế cỏ. Năm 2017, ở ấp 4, một số hộ trồng khoai mỡ cho thu sớm, bán 15.000 đồng/kg, thắng lớn”.
      Bà Hồ Thị Dũng, Trưởng ấp 4 cho biết: “Năm 2016, ấp chỉ có 1 hộ trồng khoai mỡ quy mô lớn, các hộ khác trồng chủ yếu để lấy giống. Năm 2017, ấp có 13 hộ trồng khoai mỡ, đa số ở ấp 4, một số thuê đất ấp 5, trồng xen trong vườn cao su nhỏ. Qua thống kê sơ bộ, người dân trong ấp đã thu hoạch được hơn 130 tấn khoai mỡ”.
Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, trồng cây gì, nuôi con gì cũng cần phải hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” mới cho hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, để thành công nông dân cần nắm bắt nhu cầu thị trường, khoa học kỹ thuật và cây khoai mỡ ở ấp 4, xã Đồng Nơ là một minh chứng. /.

Tác giả bài viết: Diệu Lan - Đài TTTH huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Hôm nay14,815
  • Tháng hiện tại462,734
  • Tổng lượt truy cập24,996,392
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây