Anh phạm Văn Chung, ấp 1 xã Tân Khai, huyện Hớn Quản đã có 40 năm kinh nghiệm trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày. Đặc biệt là cây Dưa leo cứ vào tháng 11 đến tháng 5 âm lịch hàng năm gia đình anh lại đi thuê, mướn đất, để trồng Dưa leo, theo anh Chung “Dưa leo là loại cây rất dễ trồng, hợp với thổ nhưỡng ở đây, năng suất cao và tiêu thụ khá thuận lợi. Một vụ dưa leo kéo dài trên 2 tháng, sau trồng khoảng 35 ngày thì cho thu hoạch”.
ông Phạm Văn Chung, tổ 8 ấp 1 xã Tân Khai, huyện Hớn Quản chia sẻ;“Trồng cây dưa leo là cây ngắn ngày nếu mà bà con chăm sóc không cẩn thận, rễ bị phát sinh ra sâu bệnh nó kém phát triển, làm không khéo là thất thu, thua lỗ nặng, nếu mà chăm sóc cẩn thận, trong giai đoạn mới bỏ giống cho tới ngày thu, giai đoạn đó phải quan tâm tới nó, thì cho tới thời điểm thì phải xử lý sâu bệnh cho sạch thì nó mới phát triển như thế này, Theo kinh nghiệm của anh, dưa leo phải thu hoạch đúng thời điểm, nếu để trái quá già thương lái sẽ không mua. Anh đã mạnh dạn đầu tư trồng 7 sào Dưa leo mỗi ngày thu trung bình trên 700 kg, thương lái đến tận nhà mua với giá giao động từ 7.000 – 9.000đồng/kg. Trung bình một vụ dưa leo thu hoạch liên tục từ 25 đến 30 ngày, trung bình 1 sào đạt khoảng 2,5 đến 3 tấn, một năm anh trồng 2 vụ trừ chi phí gia đình anh thu lãi gần 200 triệu đồng.
ông Phạm Văn Chung, tổ 8 ấp 1 xã Tân Khai, huyện Hớn Quản nó;“Tôi đây tôi làm qua nhiều vụ, tôi thấy nó cũng đạt, nhưng mà rất mong hội nông dân rồi các cấp có hướng giúp đỡ nguồn vốn cho bà con hội viên ở đây để đầu tư sản xuất rồi cung cấp đủ nguồn rau sạch, rau an toàn cho địa bàn, tỉnh và địa phương lân cận”Trồng dưa Leo khá đơn giản và thích hợp trên đất ruộng tơi xốp; đầu tư ban đầu là một bộ giàn đỡ bằng tre, lưới, bạt cho dưa leo, nếu bảo quản tốt có thể dùng được từ 3 đến 5 năm. Tuy chi phí và công chăm sóc không nhiều, nhưng để đạt năng suất cao cần phải tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật. Theo kinh nghiệm của anh, nên chọn những chân ruộng có điều kiện chủ động về tưới tiêu và giữ nước ở mức 1/3 rãnh là tốt nhất; chỉ cần tưới với một lượng nước vừa đủ, tránh làm ngập úng gốc sẽ gây thối rễ, chết cây.
ông Nguyễn Lập Đông, Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Khai, huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước cho biết; “anh Chung là người nông dân có kinh nghiệm trồng Dưa leo đã nhiều năm, trồng có hiệu quả cho năng xuất cao, mùa nắng làm được 2 vụ cũng giải quyết được một số việc làm đỡ thất nghiệp cho cô bác, anh Chung muốn nhà nước hỗ trợ vốn, hướng dẫn khoa học kỷ thuật cho rau nó an toàn hơn và phải có thương hiệu, và phải có đầu ra, phải có sản phẩm sạch, an toàn về thực phẩm sạch để người tiêu dùng được tốt hơn”. Trồng dưa leo thành công nhờ nắm vững kỹ thuật, bón phân cân đối, chủ động phòng, trừ sâu bệnh và gieo trồng mật độ thích hợp. Sau mỗi vụ thu hoạch, khâu làm đất rất quan trọng, phải dọn sạch cỏ dại, cây trồng tàn dư, gom hết thân lá phơi đốt để phòng, trừ dịch bệnh về sau.
Nhận thấy đây là một mô hình có kinh tế hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, chính quyền xã Tân Khai đã tích cực tuyên truyền, tạo điều kiện cho người dân mở rộng diện tích dưa leo, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy có hiệu quả kinh tế cao, nhưng để cho dưa leo phát triển bền vững, cần xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho nông dân….
Lê Khương
Ông Chung đang kiểm tra sâu bệnh và thu hoạch trên cây Dưa leo
Công nhân đang phân loại dưa leo, để bán cho thương lái