Tạo 'bước nhảy' về chất cho ngành giáo dục

Thứ năm - 15/06/2023 09:09
BPO - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) được xem là nhiệm vụ cốt lõi và thực hiện xuyên suốt trong nhiều năm qua với mong muốn tạo ra “bước nhảy” về chất trong ngành giáo dục của tỉnh. Bằng chứng là những năm gần đây, từ Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến lĩnh vực này. Điển hình nhất là Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25-1-2022 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Đề án tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án 131) và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 6-1-2022.

BÀI 1
'TRĂM HOA ĐUA NỞ'

Việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong ngành giáo dục được triển khai thực hiện nhiều năm nay. Tuy nhiên hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và tiềm lực kinh tế mỗi địa phương khác nhau dẫn đến việc thực hiện các đề án đang rơi vào tình trạng “mạnh ai nấy làm”, không đồng bộ, thống nhất.

Hơn 35,6 tỷ đồng đầu tư cho chuyển đổi số giáo dục

Từ sự ưu tiên chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, hằng năm, ngoài bố trí kinh phí để thực hiện đề án thì công tác xã hội hóa giáo dục cũng được tỉnh quan tâm. Năm học 2022-2023, tổng kinh phí ngân sách nhà nước và từ xã hội hóa đầu tư cho giáo dục hơn 35,6 tỷ đồng. Số kinh phí này để mua sắm trang thiết bị, phần mềm phục vụ hoạt động dạy và học tại các cơ sở giáo dục, trường học trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, các địa phương cũng ưu tiên đưa ra những chủ trương, chính sách để đầu tư cho chuyển đổi số giáo dục.

Thị xã Chơn Thành có 23 trường học các cấp. Đến nay, tất cả trường học trên địa bàn thị xã đã được trang bị máy tính cho ban giám hiệu, kế toán, văn thư phục vụ công tác quản lý. Có 11 trường được trang bị phòng máy phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy và học của giáo viên, học sinh. Bà Nguyễn Thị Hải Vân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Chơn Thành cho biết: Thị xã tập trung các nhiệm vụ cũng như nguồn lực cho công tác chuyển đổi số. Đối với ngành giáo dục, từ năm 2009 đến nay, thị xã đã đầu tư khoảng hơn 9 tỷ đồng thực hiện tập huấn, đào tạo, đầu tư trang thiết bị và các phần mềm quản lý. Bước đầu cho thấy, ngành giáo dục đã có những chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.

T
Theo thống kê sơ bộ hiện nay trên địa bàn huyện thiếu 70 giáo viên chủ yếu là cấp mầm non, giáo viên dạy ngoại ngữ, tin học - Trong ảnh: Học sinh cấp THCS của Trường THCS&THPT Đắk Mai huyện Bù Gia Mập trong một tiết học


Học sinh Trường THCS&THPT Đắk Mai học tập trong điều kiện thiếu về cơ sở vật chất và giáo viên

Cũng ưu tiên đầu tư cho chuyển đổi số trong giáo dục nhưng là địa bàn vùng sâu, vùng xa, tiềm lực có hạn, huyện Bù Gia Mập tranh thủ các nguồn lực tài chính bằng cách lồng ghép nhiệm vụ này với các chương trình mục tiêu khác. Ông Tạ Hồng Quảng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập cho biết: Thực hiện Đề án 131 và Đề án 06, ngay sau khi có chỉ đạo của tỉnh, huyện đã giao cơ quan chuyên môn tham mưu Huyện ủy, UBND huyện thành lập ban chỉ đạo, tổ công tác thực hiện nội dung này. Là huyện miền núi, vùng sâu, thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên những năm qua, huyện rất quan tâm bố trí nguồn vốn cho công tác này. Đồng thời, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia để bố trí thực hiện, đặc biệt là vốn xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và tranh thủ mọi nguồn vốn của Trung ương, các nguồn lực khác của tỉnh. Trên cơ sở nguồn thu ngân sách, hằng năm huyện ưu tiên bố trí cho công tác thông tin truyền thông và giáo dục để triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số.

Mạnh ai nấy làm

Toàn tỉnh hiện có 274 trường học các cấp và trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp. Mỗi đơn vị giáo dục đang áp dụng ít nhất khoảng 10 phần mềm công nghệ trở lên để phục vụ quản lý hành chính, chuyên môn cũng như dạy và học. Điều này vô tình tạo nên áp lực rất lớn cho mỗi giáo viên, học sinh và cơ sở giáo dục. Từ năm học 2020-2021, các cơ sở giáo dục phổ thông tăng cường số hóa tài liệu giáo trình và thực hiện dạy học trực tuyến trên các nền tảng như: Google Meet, Zoom, Facebook, Microsoft Teams, Zalo và hệ thống phần mềm dạy, học trực tuyến (LMS) do ngành giáo dục, VNPT Bình Phước, Viettel Bình Phước cung cấp. 100% cuộc họp, hội nghị, hội thảo với Bộ GD&ĐT và các phòng GD&ĐT, đơn vị trường học được thực hiện trực tuyến qua hệ thống Zoom, Microsoft Teams, Google Meet. Ngoài ra, ngành cũng đã phối hợp với VNPT Bình Phước xây dựng cơ sở dữ liệu ngành phục vụ việc kết nối, trao đổi thông tin giữa nhà trường và phụ huynh về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh thông qua app vnEdu Connect và cung cấp các dịch vụ phục vụ công tác quản lý, điều hành, dạy học.


Giờ học Tin học của thầy, trò Trường THCS&THPT Đắk Mai, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập

Từ năm 2021 đến nay, Sở GD&ĐT tổ chức tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các hội thảo và tập huấn về sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 trực tuyến cho hơn 82.100 lượt giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Đắk Mai, huyện Bù Gia Mập cho biết: Trong quản lý, nhà trường áp dụng phần mềm quản lý nhân sự. Trong chuyên môn, trường sử dụng hệ thống vnEdu là cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn, ví như phần mềm thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi nghề phổ thông, cũng như các phần mềm khác trong dạy và học cho giáo viên như LMS.

Từ chỉ đạo của tỉnh, các đơn vị trực thuộc của ngành giáo dục đang tích cực triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số. Qua triển khai ở hai nhiệm vụ quản lý, dạy và học tại các trường, bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực, mọi dữ liệu đều được điều hành thống nhất, liên thông từ cơ sở đến đến tỉnh và Bộ GD&ĐT.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT HỒ HẢI THẠCH

 

Không ai có thể phủ nhận những tiện lợi mà CNTT mang lại. Việc tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số đã mang lại nền giáo dục mở, từ đó xây dựng môi trường học tập thông minh. Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu thay đổi lớn, ngành giáo dục đã và đang áp dụng cùng một lúc rất nhiều phần mềm trong quản lý và công tác chuyên môn.

Cần sự nhận thức đúng

Nhận thức về nhiệm vụ chuyển đổi số trong giáo dục đối với mỗi địa phương, đơn vị khác nhau, đặc biệt là quan điểm của người đứng đầu dẫn đến mức độ ưu tiên, đầu tư cho nhiệm vụ này cũng khác nhau, từ đó kết quả đạt được chưa đồng bộ.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng lúc này là bắt đầu từ nhận thức, phải nhận thức cho trúng nhiệm vụ chuyển đổi số giáo dục giai đoạn hiện nay. Đây không phải là nhiệm vụ riêng của một đơn vị, cá nhân nào mà là sự tổng hòa, cộng đồng trách nhiệm chung của toàn xã hội mới thành công.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài HÀ ANH DŨNG

 

Ông Hà Anh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài chia sẻ: Liên quan đến nhiệm vụ này, không chỉ riêng ngành giáo dục mà cần sự cộng đồng trách nhiệm của cả người dân, nhất là phụ huynh học sinh. Phụ huynh phải có trách nhiệm chung tay cùng ngành giáo dục; thứ đến là các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp CNTT và phải đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động để có sự tương hỗ, bổ trợ lẫn nhau.

Thực tế cho thấy, phần mềm phục vụ lĩnh vực giáo dục rất đa dạng, từ các phần mềm bắt buộc đến ứng dụng miễn phí cũng được các đơn vị giáo dục, giáo viên và học sinh ứng dụng. Thế nhưng tùy nguồn kinh phí mỗi địa phương, đơn vị tự chọn các ứng dụng phù hợp, điều này vô tình tạo ra sự không đồng bộ, thống nhất cũng như khoảng cách lớn giữa địa bàn trung tâm và vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. Đây là lý do dẫn đến việc triển khai các đề án về ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục gặp nhiều khó khăn.

Tác giả: baobinhphuoc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay5,965
  • Tháng hiện tại404,797
  • Tổng lượt truy cập24,247,338
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây