CÔNG NGHỆ GIÚP PHỤ NỮ TỰ TIN KHỞI NGHIỆP

Thứ năm - 05/10/2023 15:49
BPO - Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những thách thức đối với phụ nữ, nhất là trong tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới. Để dung hòa công việc và cuộc sống gia đình, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó không ít người thành công nhờ biết tận dụng thế mạnh của công nghệ để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có tính cạnh tranh trên thị trường.

Từ đòn bẩy công nghệ...

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh phát livestream, chị Trần Thị Hồng - CEO, founder (người sáng lập) Công ty cổ phần quốc tế LisaHan, quận Thanh Xuân, Hà Nội, chuyên về lĩnh vực thực phẩm dinh dưỡng cũng có thể bán được hàng trăm sản phẩm và kết hợp tuyển đại lý, cộng tác viên sỉ, lẻ toàn quốc trong khoảng thời gian rất ngắn. Với khả năng giao tiếp, dẫn dắt câu chuyện khiến người nghe thích thú, trong các buổi livestream chị Hồng cùng lúc tương tác với hàng trăm khách hàng, trả lời hàng ngàn bình luận, từ đó số lượng sản phẩm bán ra nhiều và rất nhanh, điều này kinh doanh truyền thống không có được.

Chị Hồng chia sẻ: “Trước đây, muốn kinh doanh phải có nguồn tài chính lớn, còn nay vốn ít vẫn có thể kinh doanh và xây dựng thương hiệu nhờ các nền tảng mạng xã hội. Sử dụng công nghệ làm đòn bẩy đã giúp tôi tìm đúng đối tượng khách hàng và tập trung phát triển, từ đó đưa doanh số công ty tăng trưởng nhanh”.


Sử dụng công nghệ trong giới thiệu và bán sản phẩm đã giúp c
hị Trần Thị Hồng - CEO, founder Công ty cổ phần quốc tế LisaHan phát triển hệ thống khách hàng sỉ, lẻ toàn quốc

Bán các sản phẩm chăm sóc hoa lan từ công nghệ IMO do mình sản xuất, chị Đoàn Thị Minh Trâm ở phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành đang cung cấp cho thị trường 5 loại phân bón vi sinh các loại. 

Để minh bạch thông tin sản phẩm, chị Trâm sử dụng phần mềm AutoAgri trong quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp. Các loại phân bón vi sinh chị sản xuất đều được đóng gói và gắn mã QR, điều này giúp minh bạch sản phẩm và tiếp cận nhiều khách hàng trên mọi miền đất nước.

Theo chị Trâm, lựa chọn bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử không mất chi phí, không bị giới hạn về khoảng cách địa lý và có thể tiếp cận đa dạng khách hàng trong tỉnh, trong nước, thậm chí cả nước ngoài. Không phải đầu tư mặt bằng, máy móc, chỉ nhờ tận dụng triệt để các nền tảng online mà có những thời điểm chị Trâm bán cả trăm đơn hàng mỗi ngày.


Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Chơn Thành định hướng cho phụ nữ tận dụng lợi thế của công nghệ số để bán hàng và tự tin khởi nghiệp

Với chị Nguyễn Thị Tiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã đông trùng hạ thảo PN Bình Phước, bên cạnh chú trọng đầu tư máy móc vào quy trình sản xuất nấm thì đầu ra của sản phẩm cũng là bài toán được hợp tác xã chú trọng. “Các nền tảng số được hợp tác xã khai thác triệt để từ khâu sản xuất video ghi lại quá trình nuôi cấy nấm, livestream giới thiệu công dụng và hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, đến việc xây dựng website, fanpage, facebook và các nhóm zalo kết nối với những đơn vị tiêu thụ sản phẩm. Hiện 80% sản phẩm của hợp tác xã được bán trên các nền tảng số và kênh bán hàng trực tuyến” - chị Tiên bộc bạch.

…hòa mình vào nền kinh tế số

Trước đây, bán hàng theo cách truyền thống là phải tiếp cận thị trường bằng cách đi tiếp thị đến từng đối tượng khách hàng, điều này sẽ tăng chi phí khá nhiều. Nhưng hiện nay với việc đưa thương mại điện tử vào bán hàng đã phá bỏ rào cản này. Chị Phùng Thị Kim Yến, chủ cơ sở sản xuất yến sào Kim Yến, phường Long Thủy, thị xã Phước Long cho biết: Tôi tận dụng công nghệ để liên kết với các cơ sở nuôi yến nhằm thu gom, sau đó kết nối với các đơn vị thu mua ở nước ngoài xuất khẩu sản phẩm. Bình quân mỗi tháng cơ sở của tôi xuất bán khoảng 200kg yến thô, doanh thu mỗi tháng từ 300-400 triệu đồng. Kinh doanh tận dụng các nền tảng số không chỉ giúp tôi và nhiều phụ nữ khác có doanh thu ổn định mỗi tháng, giảm áp lực về mặt bằng kinh doanh, nhân sự, linh hoạt hình thức thanh toán trực tuyến mà còn giúp phụ nữ tự tin khởi nghiệp.


Chị Đoàn Thị Minh Trâm, phường Hưng Long, thị xã Chơn Thành
 lựa chọn bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử vì không mất chi phí, không bị giới hạn về khoảng cách địa lý

Kinh doanh thời 4.0 không đơn thuần chỉ bán sản phẩm mà còn là tận dụng lợi thế của công nghệ số để gắn kết, hỗ trợ nhau, xây dựng và phát triển thương hiệu trên nền tảng số. Bên cạnh lợi thế trong cách ứng xử, tỉ mỉ với công việc, phụ nữ phải luôn tự làm mới mình để có thể vượt qua mọi rào cản, bắt kịp xu hướng của thời đại.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Chơn Thành MẠC THỊ THANH BÌNH

Để khích lệ ngày càng nhiều phụ nữ tham gia khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hội liên hiệp phụ nữ các cấp trong tỉnh đang hỗ trợ hội viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng để tự tin làm chủ, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh. Điều này khẳng định, thời đại 4.0, phụ nữ không chỉ tự tin, độc lập mà còn xây dựng các chuẩn mực, thước đo để khẳng định giá trị bản thân, hướng đến hình mẫu phụ nữ hiện đại.

Tác giả: theo baobinhphuoc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập217
  • Hôm nay15,986
  • Tháng hiện tại393,888
  • Tổng lượt truy cập24,236,429
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây