Theo đó, Luật Trưng cầu ý dân được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 25/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Luật Trưng cầu ý dân gồm 8 chương, 52 điều quy định về việc trưng cầu ý dân; nguyên tắc trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục giải quyết việc trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân; kết quả trưng cầu ý dân và xử lý vi phạm pháp luật về trưng cầu ý dân...
Đối với Luật ATVSLĐ gồm 7 chương, 93 điều, trên cơ sở cụ thể hóa 20 điều tại chương IX về an toàn, vệ sinh lao động của Bộ luật Lao động năm 2012, kế thừa các quy định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại mục 3 chương III của Luật Bảo hiểm - xã hội năm 2014. Trong đó, Luật có các nội dung chủ yếu như: Quy định chung; các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỷ thuật gây mất ATVSLĐ và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm ATVSLĐ đối với một số lao động đặc thù; bảo đảm ATVSLĐ đối với có sở sản xuất, kinh doanh; quản lý Nhà nước về ATVSLĐ và các điều khoản thi hành
Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Long Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật Trưng cầu ý dân và Luật an toàn lao động đồng thời đề nghị các đại biểu tập trung tiếp thu các nội dung do báo cáo viên truyền đạt tại hội nghị, tiếp tục nghiên cứu, mở rộng tìm hiểu để áp dụng trong quá trình tổ chức quản lý, điều hành trong thực hiện nhiệm vụ cũng như truyền đạt đến cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị và tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân trên địa bàn huyện.
ông Vũ Long Sơn, Phó Chủ tịch UBND phát biểu tại hội nghị
Lê Khương