Thủ tướng: Xóa bỏ rào cản, ủng hộ và bảo vệ kinh doanh

Thứ ba - 26/04/2016 07:48

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ đầu tiên ngày 25/4/2016. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ đầu tiên ngày 25/4/2016. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Sáng 25/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp đầu tiên của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo các bộ, ngành để giải quyết các vướng mắc trong thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, với tinh thần ủng hộ, bảo vệ sản xuất, kinh doanh, giảm bớt thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ đầu tiên ngày 25/4/2016. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, bước đầu mang lại kết quả tích cực. Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp giảm xuống còn 2,9 ngày đối với đăng ký thành lập mới, 2,7 ngày đối với đăng ký thay đổi, nhờ đó giảm hơn nửa triệu ngày chờ đợi cho doanh nghiệp.

Những cải cách mạnh mẽ của 2 luật đã được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới ghi nhận trên các chỉ tiêu Khởi sự kinh doanh và Bảo vệ nhà đầu tư. Mới đây, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015 cũng ghi nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp có bước tiến lớn nhất và có điểm số cao nhất trong vòng 11 năm điều tra PCI.

“Những kết quả này cho thấy môi trường kinh doanh đã được cải thiện nhất định ngay khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có hiệu lực”, lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho biết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn không ít vấn đề và vướng mắc phát sinh trong thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Ba vướng mắc chính

Qua tổng hợp báo cáo từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ KH&ĐT báo cáo 3 vướng mắc chủ yếu.

Một là, vướng mắc do có sự khác nhau, không tương thích, không phù hợp giữa quy định của Luật Đầu tư, Nghị định 118/2015/NĐ-CP và các luật, văn bản pháp luật liên quan khác trong thực hiện các thủ tục đầu tư.

Thứ hai, vướng mắc trong tập hợp, rà soát và cải cách các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo yêu cầu của Luật Đầu tư. Trong đó, việc soạn thảo các nghị định có liên quan về điều kiện đầu tư kinh doanh thay thế các thông tư, quyết định của các bộ hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 còn chậm; chưa ban hành các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với 15/16 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (hiện chỉ có Nghị định về điều kiện kinh doanh sản phẩm amiăng trắng thuộc nhóm Serpentine), từ đó, có nguy cơ tạo “khoảng trống pháp lý”.

Thứ ba, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện thủ tục, nghiệp vụ chấp thuận chủ trương, đăng ký dự án đầu tư và đăng ký doanh nghiệp.

Trước tình trạng trên, ý kiến phát biểu của các Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện các bộ, ngành cho rằng, cần phải ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn 2 luật trên đúng thời hạn mà luật quy định, không để “khoảng trống pháp lý”; áp dụng thủ tục rút gọn trong việc xây dựng, ban hành văn bản, đó là dùng một nghị định để sửa nhiều nghị định, các bộ tham mưu, báo cáo Chính phủ việc vướng mắc giữa các luật để trình Quốc hội xem xét.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần cải cách, đổi mới, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, ủng hộ và bảo vệ quyền kinh doanh.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Áp dụng quy trình rút gọn, không để khoảng trống pháp lý

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần cải cách, đổi mới, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, giải phóng sức sản xuất, ủng hộ và bảo vệ quyền kinh doanh.

Không để có thêm các giấy phép con, các điều kiện gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh, Thủ tướng nêu rõ.

Thứ hai, gắn việc tổ chức triển khai thực hiện  Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp với Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, tăng cường vai trò của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ, công chức phải phát huy tinh thần phục vụ người dân, doanh nghiệp.

“Chúng ta có cải cách thủ tục hành chính tốt mà cán bộ thực hiện không tốt thì sẽ gây cản trở phát triển”, Thủ tướng nhấn mạnh, “Chúng ta phải có quyết tâm chính trị cao thì 2 luật này mới đi vào cuộc sống đúng thời gian, không để khoảng trống pháp lý”.

Thủ tướng đồng ý ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 2 luật trên theo quy trình rút gọn (dùng một nghị định sửa nhiều nghị định), kiên quyết xong trước 1/7/2016, đồng thời giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan khẩn trương triển khai xây dựng nghị định này.

http://baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay8,054
  • Tháng hiện tại335,512
  • Tổng lượt truy cập25,457,004
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây