XÃ THANH AN - HIỆU QUẢ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH VƯƠN LÊN THOÁT NGHÈO LÀM GIÀU CHÍNH ĐÁNG CỦA NGƯỜI ĐỒNG BÀO DTTS

Thứ năm - 04/07/2024 07:30
Xã Thanh An là một xã cách xa trung tâm của huyện, trong thời gian vừa qua, xã Thanh An đã có nhiều nỗ lực trong việc quan tâm, chăm lo cho hỗ tợ hộ gia đình vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Đảng ủy, UBND xã luôn quan tâm, vận động các nguồn lực chăm lo, hỗ trợ cho các cháu thiếu nhi dân tộc thiểu số vươn lên trong học tập.
Đảng ủy, UBND xã luôn quan tâm, vận động các nguồn lực chăm lo, hỗ trợ cho các cháu thiếu nhi dân tộc thiểu số vươn lên trong học tập.
Tính đến cuối năm 2023 xã Thanh An có 2.812 hộ với 11.559 nhân khẩu; xã có 9 dân tộc thiểu số với 633 hộ/2.999 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 28,73% dân số toàn xã. Tổng số ấp là 11. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã phụ thuộc các sản phẩm chính như cao su, tiêu, điều, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã ổn định. Thu nhập bình quân đầu người: là 68,03 triệu đồng/người/năm (Tính đến cuối năm 2023). Về tỉ lệ hộ nghèo: Tình đến cuối năm 2023 xã Thanh An còn 10 hộ nghèo và 04 hộ cận nghèo/2.810 hộ, chiếm tỷ lệ 0,42% (trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số là 03 hộ).
Xác định công tác giảm nghèo bền vững, trong đó có công tác giảm nghèo trong bà con dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ủy chính quyền địa phương xã Thanh An đã đề ra nhiều giải pháp năng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tránh tái nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ những nỗ lực cố gắng đó, tính riêng năm 2023 đã có 45 hộ đăng ký thoát nghèo và cuối năm 2023 có 45 hộ thoát nghèo, giảm từ 55 hộ xuống còn 10 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0.35%, 04 hộ cận nghèo, tỷ lệ 0.42 so với tổng số hộ dân cư toàn xã.
Trong công tác giảm nghèo, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trên địa bàn xã đã phát huy có hiệu quả tỉnh thần đoàn kết, hỗ trợ giúp nhau thoát nghèo Điển hình là Hội LHPN xã có mô hình, "hũ gạo tình thương", "Tổ heo đất khởi nghiệp" và nhiều phong trào, hoạt động thiết thực khác để hỗ trợ phụ nữ vươn lên Trong năm 2023. Hội LHPN xã Thanh An đã huy động được trên 1.500 chị em, phụ nữ tham gia quỹ "Heo đất khởi nghiệp" với số tiền 36.184.000 triệu đồng, trao 05 cặp heo giống, 250 con gà giống. 50 con vịt giống, 01 cặp dẻ giống, 40 thẻ BHYT nông lâm ngư và 07 thẻ BHYT hộ gia đình cho 54 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nhằm hỗ trợ chị em phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, xã cũng vận đồng bà Nguyễn Thị Thanh Loan - GĐ Công ty SXCB Hạt Điều Nhân Sang đỡ đầu với số tiền 500.000₫/ tháng Năm 2023.
Đảng ủy, UBND xã cũng quan tâm, đinh hướng các hoạt động của Họp tác xã, Tổ hợp tác trên địa bàn. Hiện trên địa bàn xã có 03 HTX hoạt động hiệu quả, tại nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương; nâng cao thu nhập cho các thành viên khi vào HTX, gồm: Hợp tác xã Chăn nuôi - Dịch vụ Thanh An; Hợp tác xã Dưa lưới hữu cơ Thanh An; HTX sản xuất và chế biến điều.
Xã cũng xây dựng sản phẩm OCOP của các HTX, đến nay Đảng ủy đã chỉ đạo UBND xã Thanh An hỗ trợ 02 thành viên HTX sản xuất và chế biến điều xây dựng được 05 sản phẩm OCOP được tỉnh công nhận 04 sao (Cafe Nhâm Nhung: 01 sản phẩm; Hạt Điều Nhân Sang: 04 sản phẩm). Qua đó xây dựng chất lượng sản phẩm, thương hiệu; khẳng định chất lượng của sản phẩm với thị trường tiêu thụ, tạo công ăn việc làm cho bà con nhân dân tại xã.
Xã Thanh An cũng xây dựng mô hình "Tổ dệt thổ cẩm" tại ấp Bù Dinh, do chị Thị Mương làm tổ trưởng. Các sản phẩm của tổ được Hội LHPN tỉnh lựa chọn tham gia cấp Trung ương và kết quả ý tưởng của chị Thị Mương – Tổ dệt thổ cẩm đã đạt giải 3 cấp Trung ương. Bên cạnh đó, các sản phẩm của 02 tổ Dệt thổ cẩm đã được tham gia trưng bày tại chương trình "Kết nối sản phẩm khởi nghiệp - phát huy tài nguyên bản địa" năm 2023 tại tỉnh Bình Phước. Qua chương trình đã bản được nhiều sản phẩm thu về tổng số tiền là 31.250.000₫. Bên cạnh đó, mô mình dệt thổ cẩm và thuê thuê đạo cụ của người Sitieng do chị Thị Rôn - ấp Trà Thanh An quản lý, cũng tạo thu nhập cho gia đình chị.
Đánh giá thêm về những nỗ lự của xã trong năm 2023 đối với phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên thoát nghèo của bà con dân tộc thiểu số xã Thanh An, ông Cao Minh Công - Chủ tịch UBND xã có nhấn mạnh: công tác phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên thoát nghèo của bà con dân tộc thiểu số tại xã, luôn được lãnh đạo xã quan tâm, chú trọng. Xã đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức phù hợp với địa phương. Xác định rõ một trong những điều quan trọng nhất trong công tác giảm nghèo chính là phải thay đổi tư duy, xóa nghèo từ tư tưởng, để người dân tự lực vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, xã đã phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội địa phương trong việc đồng hành cùng các gia đình phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm nghèo bền vững trong hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, cần tranh thủ các nguồn lực trong ba chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ nguồn lực cho bà con vươn lên thoát nghèo.

 

Tác giả: Tiến Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay14,211
  • Tháng hiện tại96,050
  • Tổng lượt truy cập23,938,591
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây