ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC Ở HỚN QUẢN, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG ĐỔI THAY

Thứ tư - 26/06/2024 08:54 26
5 năm qua, nhờ xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác dân tộc và chính sách dân tộc cho cả giai đoạn 2019 – 2024, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 08 về đẩy mạnh giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với kết quả đầu tư từ các chương trình, dự án, hỗ trợ trực tiếp và ý chí nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc anh em ở Hớn Quản đã tạo tác động to lớn, đổi thay bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc, xóa đói giảm nghèo.
ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC Ở HỚN QUẢN, MỘT CHẶNG ĐƯỜNG ĐỔI THAY
BỆ ĐỠ GIÚP ĐỒNG BÀO VƯƠN LÊN
Ở Huyện Hớn Quản, đồng bào các dân tộc anh em chiếm khoảng 21,92% dân số của huyện nhưng số hộ nghèo là dân tộc thiểu số hàng năm đều chiếm tỉ lệ cao. Thực tế trên đặt ra thách thức không nhỏ cho công tác dân tộc trong những năm qua.
Trước thực trạng đó hằng năm, ngoài khai thác tối đa ngoại lực, huyện đã huy động mọi nguồn lực để xây dựng nhà ở, hỗ trợ cây - con giống, nông cụ sản xuất cho đồng bào. Các chương trình, chính sách dân tộc luôn được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm, chỉ đạo kịp thời. Đặc biệt, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã góp phần tạo sự chuyển biến rõ rệt về nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, về tư duy thoát khó, tư duy tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số.
Là hộ thoát nghèo tiêu biểu năm 2023 được Nhà nước tạo bệ phóng từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gồm trao tặng nhà tình thương, cấp bò giống và cho vay vốn 100 triệu đồng để vươn lên, gia đình chị Điểu Thị Phương, Sóc Lộc Khê, xã Minh Đức khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ với mức thu nhập cao.
Ông Điểu Biểu, trưởng Sóc cho biết: “Vốn 100 triệu này hai vợ chồng Điểu Thị Phương tính toán kỹ, mua lô cao su thanh lý để có thu nhập hàng ngày. Trong vòng 4 tháng đã thu hồi vốn. Sau này thu bình quân một tháng được hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra, chồng Điểu Thị Phương còn đi làm thêm, một tháng được 8 triệu đồng. Cộng thêm số tiền cạo cao su thanh lý, một tháng 2 vợ chồng thu gần 30 triệu đồng. “
Là hộ thoát nghèo tiêu biểu năm 2023 của xã vùng sâu An Khương - anh Điểu Út, ở ấp 3 trước đây khó khăn về nhà ở, ít đất sản xuất, thu nhập bấp bênh từ nghề bốc vác của anh và vợ làm công nhân không đủ nuôi sống gia đình. Được sự quan tâm của Nhà nước, gia đình anh được trao tặng nhà đại đoàn kết, xe máy làm phương tiện để vợ đi làm công nhân và được cho vay vốn 100 triệu đồng. Anh đã dùng số vốn ấy đầu tư trồng cao su trên đất được gia đình trao tặng. Giờ đây, anh đã có động lực vươn lên thoát nghèo.
Đây là 2 trong số nhiều hộ dân tộc thiểu số ở Hớn Quản được thụ hưởng các chương trình, chính sách của Nhà nước để vươn lên.
Thời gian qua các chính sách về giáo dục, về đầu tư phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đường giao thông nông thôn từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã 100% được nhựa hóa. Các chính sách hỗ trợ cho đời sống, sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Chương trình 135; chính sách hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn không ngừng được huyện quan tâm.
Tại khu vực thiếu nước vào mùa khô hàng năm ở ấp Địa Hạt – Sóc Dầm, xã Thanh An, hiện nay nhờ Nhà nước đưa nước về sóc thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển Kinh tế - Xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nên từ nay về sau, vào mùa khô người dân không còn nỗi lo tốn tiền triệu mỗi tháng. Già làng Điểu Minh Xê, Ấp Địa Hạt – Sóc Dầm, bày tỏ. “5 - 6 năm về trước, năm nào gia đình tôi cũng phải tốn mỗi tháng gần ba triệu đồng tiền mua nước sinh hoạt. Nay được Đảng, nhà nước quan tâm đưa nước về cho ấp, chúng tôi rất biết ơn, rất phấn khởi. Thay mặt bà con ở đây cảm ơn Đảng, nhà nước.”
Thực hiện Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS giai đoạn 2019 – 2024, và làm 1.000km đường giao thông nông thôn của Tỉnh, Hớn Quản đã  sáng tạo bằng việc phân công mỗi huyện ủy viên giúp ít nhất 1 hộ thoát nghèo và làm được 1km đường bê tông xi măng. Cùng nhiều nhiều giải pháp năm 2019, Hớn Quản giảm được 148/150 hộ nghèo DTTS, đạt tỉ lệ 98,7%. Năm 2023, Huyện đề ra chỉ tiêu giảm 218 hộ (trong đó giảm 162 hộ đồng bào DTTS). Kết quả trong năm đã thực hiện giảm được 234/218 hộ nghèo, đạt 107,3% theo chỉ tiêu của HDND huyện giao.
Giai đoạn 2019 - 2024, huyện đã xây dựng được 208 căn nhà đại đoàn kết, với kinh phí là 17.019 triệu đồng, từ nguồn vốn quỹ vì người nghèo của tỉnhhuyện; hỗ trợ con giống cho 234 hộ, kinh phí là 18.570.439 triệu đồng. giai đoạn 2019 - 2024 đã đào tạo nghề cho 1.015 lao động và giải quyết việc làm cho khoảng 960 lao động là người DTTS.
 ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Cùng với đó Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, huyện không ngừng đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội vùng đồng bào DTTS, như Lễ hội Phá bàu, lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Cầu mưa ... . Được tạo bệ đỡ để vươn lên về mọi mặt đời sống, được quan tâm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, nhận thức của đồng bào các dân tộc về ý chí, tình cảm và về tinh thần trách nhiệm chung tay cùng địa phương thực hiện các chương trình, các phong trào thi đua của Đảng, Nhà nước được nâng lên một tầm cao mới. Họ không nề hà chung sức, chung lòng cùng địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, Hớn Quản có 10/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao.
Ông Nguyễn Văn Hạ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hớn Quản cho biết:
“Trong thời gian tới, ngoài các chương trình, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của Tỉnh,  UBND huyện sẽ tham mưu Huyện ủy bố trí nguồn lực để tiếp tục đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số để các khu vực đồng bào có điều kiện ngang bằng với địa phương khác trên địa bàn huyện.”
Quá trình đổi thay đời sống đồng bào các dân tộc anh em ở Hớn Quản chính là quá trình quan tâm chăm lo đời sống đồng bào về mọi mặt của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng quá trình nỗ lực vươn lên, tận dụng mọi nguồn lực của mỗi chủ thể được thụ hưởng các chương trình, chính sách. Mong rằng với bệ đỡ của Nhà nước, mỗi dân tộc anh em ở Hớn Quản không ngừng phát triển về nhận thức, dân trí, dân sinh, văn hóa để đưa đời sống đồng bào ngày thêm đổi khác. 
 
 
Công trình giếng khoan tập trung ấp Địa Hạt – Sóc Dầm, xã Thanh An giúp người dân tiết kiệm nhiều chi phí mua nước vào mùa khô



Nhờ nhà nước hỗ trợ nguồn vốn, anh Điểu Út, ấp 3, xã An Khương đã vươn lên thoát nghèo

 

Tác giả bài viết: Thanh Mai - Lê Khương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập81
  • Hôm nay41,173
  • Tháng hiện tại818,944
  • Tổng lượt truy cập20,056,190
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây