PHỤ NỮ AN PHÚ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TRỒNG CÂY SƯƠNG SÂM, CẢI THIỆN THU NHẬP

Thứ sáu - 09/08/2024 11:11
Thời gian qua, với ưu thế vốn đầu tư thấp, giá trị kinh tế cao, dễ chăm sóc, có thể tận dụng nọc tiêu, cây cối có sẵn trong vườn nhà và tranh thủ chiều mát, lúc rãnh rỗi chăm sóc vườn cây, tăng thu nhập, mô hình trồng cây sương sâm là hướng đi mới đang được nhiều phụ nữ xã An Phú, huyện Hớn Quản lựa chọn. Và phong trào đang được lan tỏa trong nhiều chị em thông qua các buổi sinh hoạt hội, nhóm phụ nữ.
PHỤ NỮ AN PHÚ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TRỒNG CÂY SƯƠNG SÂM, CẢI THIỆN THU NHẬP
Đây là mô hình trồng cây sương sâm của chị Đặng Thị Hương – sinh năm 1969, hội viên chi hội Phụ nữ ấp Bình Phú, xã An Phú. Trải qua nhiều loại cây trồng như tiêu, điều nhưng kém hiệu quả, chị quyết định chuyển đổi trồng cây sương sâm vì theo chị, mô hình cho giá trị kinh tế cao trong khi vốn đầu tư thấp. Tuy nhiên, chị lưu ý một số bệnh chủ yếu người trồng cần biết để phòng tránh. Chị Đặng Thị Hương, cho biết:
“để tránh sâu bệnh hại cây, vào mùa mưa tôi lên luống cho cây thoát nước, tránh ngập úng gây nấm bệnh. Cây sương sâm chủ yếu là bị nấm gây hại chết cây, còn lại nói chung dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế cao.
Với 3 sào trồng cây sương sâm, mỗi lứa chị Hương thu về khoảng 75 triệu đồng. Theo chị nếu chăm sóc tốt, cây có thể cho thu 3 lứa/năm. Với vai trò là tổ trưởng tổ phụ nữ, chị nhạy bén học hỏi thông tin từ nhiều kênh để chủ động tiếp cận thị trường. Chị Hương nói, “kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, đầu ra của cây sương sâm tôi học hỏi được trong hội nhóm của chi hội phụ nữ nơi tôi sinh hoạt và hội nhóm trên Facebook”.
Không chỉ vậy, tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội cũng góp phần giúp chị Hương, mở rộng đầu ra cho lá sương sâm bên cạnh việc bán cho các thương lái vào thu mua tại vườn.
Chị Vũ Thị Bé, hội viên chi hội Bình Phú hiện có 2 sào cây sương sâm được trồng trên đất của người quen, đang cho thu hoạch. Theo chị nếu chăm sóc tốt chỉ sau 5-6 tháng, cây có thể thu hoạch, mỗi dây có thể cho lá từ 6 - 7 năm. Trong thời gian phát triển, cây cần được cung cấp đủ nước tưới,. Tuy nhiên, không được tưới quá nhiều, tránh bị ngập úng. Ngoài ra, dọn gốc sạch để tránh sâu rầy trú ẩn, tránh trồng cây với mật độ dày để những lá phía dưới gốc không bị thiếu ánh sáng.
Chị Bé cho biết: “Mô hình trồng cây sương sâm ban đầu tôi thấy sự chăm sóc, chăm bón nhàn, tốn ít công. Hiện tại bây giờ cũng có đầu ra, mùa này đầu ra trung bình, mùa nắng thì lá sương sâm hút hàng hơn.”
Chị Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã An Phú, (Hớn Quản, Bình Phước), nói:
“Các chị em hội viên phụ nữ xã An Phú tham gia sinh hoạt hội, thường xuyên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm chuyển đổi cây trồng từ các cây tiêu trước đây chết chuyển sang trồng cây sương sâm. Hiện tại trên địa bàn xã có bốn chị tham gia trồng mô hình cây sương sâm …Mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế ổn định. Hiện nay, với giá sương sâm khoảng 65000 đồng/kg đem lại thu nhập, ổn định kinh tế cho chị em nông thôn.”
Việc các chị em phụ nữ An Phú nhạy bén học hỏi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thể hiện sự năng động, chủ động của phụ nữ nông thôn trong cải thiện kinh tế gia đình. Tuy nhiên để làm chủ thị trường, các cấp hội phụ nữ cần tạo điều kiện, đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ một cách bền vững. Cùng với đó, phát triển quy hoạch hợp lý, chú trọng chất lượng, không chạy theo số lượng tạo bước đi bền vững cho mô hình, góp phần tăng thu nhập tại chỗ cho chị em hội viên.
 

Trồng sương sâm đem lại cho chị Đặng Thị Hương thu nhập ổn định



Chị Vũ Thị Bé phấn khởi thu hoạch cây sương sâm

Tác giả: Qúy Son

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Hôm nay11,524
  • Tháng hiện tại389,426
  • Tổng lượt truy cập24,231,967
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây