TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI

Thứ tư - 03/07/2024 07:42
Ngày 01/7, PCT UBND huyện Nguyễn Văn Hạ vừa ký Công văn số 1708/CV-UBND gửi Ccác phòng, ban, ngành, hội, đoàn thể huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn để triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người.
Pano tuyên truyền về bệnh dại. Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình.
Pano tuyên truyền về bệnh dại. Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình.
Tại công văn cho biết: đối với bệnh dại trên động vật, từ đầu năm 2024 đến ngày 27/6//2024 trên địa bàn huyện phát hiện 01 ổ dịch bệnh Dại trên chó, 03 người bị chó dại cắn. Nguy cơ bệnh dại xảy ra trên người trong thời gian tới là rất cao.
Với tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp mắc bệnh dại và tử vong do mắc bệnh Dại, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu các các đơ vị thực hiện quyết liệt, hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiếp tục tăng cường thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên người tại cơ quan, đơn vị, địa phương; Các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Các văn bản hướng dẫn phòng, chống bệnh Dại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế; Các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; Các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện (Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 16/6/2022 về phòng, chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030; Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 15/4/2024 về phòng, chống bệnh dại trên địa bàn huyện năm 2024; Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 22/02/2024 về phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024,…).
Riêng đối với Trung tâm Y tế huyện: chủ trì, phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức các đợt truyền thông trên quy mô toàn huyện về các biện pháp phòng, chống bệnh dại, sự nguy hiểm của bệnh dại, đặt biệt là các xã có ổ dịch dại trên động vật, các xã vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào sinh sống. Nhanh chóng điều tra, rà soát những người đã bị chó nghi, mắc bệnh dại cắn, cào; những người có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với chó ghi hoặc mắc bệnh dại để tổ chức tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại cho người bị chó cắn và người có nguy cơ phơi nhiễm bệnh Dại và những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trong thời gian điều trị được tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng Dại. Rà soát số lượng vắc xin và huyết thanh kháng Dại; Bố trí vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận và đảm bảo trực 24/24h đối với bàn tiêm chủng vắc xin và huyết thanh kháng Dại; Bố trí nguồn kinh phí và khẩn trương mua vắc xin và huyết thanh Dại nhằm cung cấp đầy đủ cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm bệnh Dại và sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp số ca bệnh Dại tăng tại địa phương.

Tác giả: BBT-HĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay15,806
  • Tháng hiện tại463,725
  • Tổng lượt truy cập24,997,383
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây