Lễ hội Phá Bàu và Mừng lúa mới của người S’Tiêng trên địa bàn ấp Bù Dinh, xã Thanh An là lễ hội truyền thống lâu đời, là một loại hình văn hóa dân gian tổng hợp, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo, có nội dung phong phú, đa dạng của S’Tiêng ấp Bù Dinh, xã Thanh An nói riêng, tỉnh Bình Phước nói chung.
Lễ hội Lễ hội Phá Bàu và Mừng lúa mới của người S’Tiêng phản ánh rõ đời sống của cư dân nông nghiệp canh tác lúa nước và canh tác nương rẫy. Thông qua lễ hội, đồng bào S’Tiêng Thanh An muốn gửi nguyện cầu xin thần linh cho bà con được bình an, khỏe mạnh, cầu xin cho mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở.
Không gian lễ hội được xã Thanh An bố trí tại 02 địa đểm. Theo đó Lễ hội Phá Bàu (nơi thực hiện các nghi lễ xin bình an của ngươi dân) và bàu nước là Bàu sen, thuộc ấp Bù Dinh. Nghi thức Lễ hội Mừng lúa mới được thực hiện tại khuôn viên nhà văn hóa ấp Bù Dinh.
Đêm hội cống chiêng - ấp Bù Dinh, xã Thanh An. Nguồn ành tư liệu
Trong khuôn khổ tổ chức: Lễ hội được chia làm 02 phần. Phần Lễ và phần Hội: Phần Lễ: Tổ chức theo nghi thức truyền thống của người S’tiêng, do già làng, các nghệ nhân và cộng đồng người S'tiêng ấp Bù Dinh cùng tham gia thực hiện. Phần Hội: Tổ chức các trò chơi dân gian như bắn nỏ, múa, hát, biểu diễn trống, cồng chiêng, thổi sáo, kèn lá, thi đi cà kheo và nhiều hoạt động hấp dẫn khác.
Theo lãnh đạo xã Thanh An: Lễ hội Phá Bàu và Mừng lúa mới của đồng bào S’Tiêng ấp Bù Dinh, xã Thanh An là lễ hội truyền thống, tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau nên lâu nay không được tổ chức. Việc khôi phục và tổ chức Lễ hội có ý nghĩa sâu sắc, giúp cho cộng đồng người S’Tiêng xã Thanh An nói riêng, huyện Hớn Quản nói chung giữ gìn và phát huy được bản sắc truyền thống riêng của dân tộc mình. Đây cũng là một trong những hoạt động gắn với chuỗi văn hóa du lịch xã Thanh An, là dịp giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên địa bàn xã Thanh An và các xã trong huyện, tạo sự đoàn kết, gắn bó, góp phần phát triển KT - VHXH của địa phương./.