BẠN CÓ BIẾT: DI TÍCH CẤP TỈNH THÀNH ĐẤT HÌNH TRÒN TÂN HƯNG 3

Thứ sáu - 10/11/2023 10:06 1235
Di tích thành đất hình tròn được khẳng định là loại hình di chỉ độc đáo riêng của Bình Phước. Cho đến nay trên lãnh thổ Việt Nam, chỉ có tỉnh Bình Phước và Đắk Nông phát hiện loại hình di tích này, nhưng phần lớn được tìm thấy ở Bình Phước. Ngày 31/8, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1616/QĐ-UBND xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với Di tích khảo cổ Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 (xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản).
thanhdat hình tròn Tân Hưng 3
thanhdat hình tròn Tân Hưng 3
Theo Quyết định này, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ. UBND tỉnh nghiêm cấm các hành vi chiếm đoạt, làm sai lệch, hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại; đào bới, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích; trường hợp thay đổi, tu bổ, phục hồi, sử dụng đất đai thuộc di tích phải được phép của UBND tỉnh. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UBND huyện Hớn Quản và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của di tích theo quy định

Theo đó, trong các đợt khảo sát, nghiên cứu về loại hình Thành đất hình tròn tại Bình Phước, để dễ phân biệt và có tính ổn định về tên gọi, các nhà nghiên cứu đã lấy tên đơn vị hành chính cấp xã nơi phát hiện di tích để đặt tên. Tại xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước các nhà nghiên cứu đã phát hiện 04 di tích Thành đất hình tròn: Tân Hưng 1, Tân Hưng 2, Tân Hưng 3 và Tân Hưng 4. Di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 là di tích thứ 3 được phát hiện.

Về tên gọi Thành đất hình tròn đã được phát hiện cho đến ngày nay, dựa vào hình dạng, cấu trúc và  chất liệu tạo thành. 
Di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 thuộc loại hình di tích khảo cổ, hiện nay thuộc ấp Hưng Lập A, xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

Hình ảnh - mảnh vỡ nồi gốm và đất nung ở hố thám sát số 1
 
Di tích cách trung tâm xã Tân Hưng khoảng 3km và cách trung tâm huyện Hớn Quản khoảng 15km. Năm 2021, trong chương trình phối hợp giữa Bảo tàng tỉnh (Đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước) và Trung tâm Khảo cổ học (thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ), di tích Thành đất hình tròn Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 đã được tiến hành thăm dò, khai quật. Khu vực khai quật thuộc phần đất của Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long.

Hình ảnh chi tiết cụm gốm có thể là mộ táng ở hố thám sát số 1
 
Di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 là một di tích đất đắp dạng tròn thời tiền sử, đồng dạng với gần 70 Thành đất hình tròn được phát hiện ở Bình Phước. Di tích phân bố trên ngọn đồi nhỏ và ngắn nằm theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, đầu phía Tây – Nam tiếp giáp với một ngọn đồi lớn có địa hình cao hơn. Di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 có hai vòng thành đất ngăn cách bởi một con hào, ở giữa là khu đất trống hình lòng chảo với một lối ra vào.

Di tích này đã được tiến hành thăm dò, khai quật theo giấy phép khai quật số 1810/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tám hố thám sát mở tại nhiều vị trí đã cho thấy, vòng đất bên trong phạm vi giới hạn của hào trũng chính là khu vực cư trú của cư dân cổ. Quy mô di tích không lớn lắm so với các di tích cùng loại, chỉ khoảng 18.000m2, trong đó khu vực cư trú diện tích chỉ khoảng gần 7.000m2, với tầng văn hóa từ 0,7m đến 0,9m cho thấy thời gian cư trú không quá dài. Tổ hợp di vật của Tân Hưng 3 giống với các di tích đồng dạng trên địa bàn Bình Phước và các di tích thuộc văn hóa Đồng Nai thời tiền sử. Di tích này rất đặc biệt, góp phần giúp cho chúng ta có những hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của địa phương.

Hình ảnh công cụ đá xuất hiện ở hố thám sát số 1
 
Di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 nói riêng và hệ thống di tích Thành đất hình tròn ở Bình Phước nói chung thuộc loại hình di tích rất độc đáo ở Việt Nam và trên thế giới, một di sản văn hóa vô cùng quý giá. Do đó, việc bảo vệ, bảo tồn di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 là nhiệm vụ vô cùng cấp bách của các cơ quan, ban ngành ở Bình Phước nói chung, xã Tân hưng và huyện Hớn Quản nói riêng. Từ đó, góp phần vào việc phát huy giá trị của di tích, giúp cho người dân hiểu rõ hơn về nguồn gốc, đời sống sinh hoạt của người tiền sử có mặt trên đất Bình Phước.

Hình ảnh hố thám sát 3 mở rộng
Hình ảnh cụm gốm được phát hiện trong quá trình khảo cổ tại di tích

* Bài viết có sử dụng tư liệu và hình ảnh của Bảo tàng Bình Phước.

Tác giả bài viết: VHTT

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1.8 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay1,980
  • Tháng hiện tại1,261,190
  • Tổng lượt truy cập17,508,282
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây