TÍCH CỰC TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ ( 27/7/1947 - 27/7/2023) VÀ 51 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG CHỐT CHẶN TÀU Ô (28/8/1972 – 28/8/2023)

Chủ nhật - 23/07/2023 11:17 640
Công tác tuyên truyền khẳng định ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của ngày Thương binh – Liệt sỹ, trong đó nhấn mạnh truyền thống tốt đẹp “ Hiếu nghĩa bác ái ”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc; thể hiện lòng biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng. Khẳng định và tôn vinh sự cống hiến, hy sinh của thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng là vô giá; việc chăm sóc các đối tượng này là vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của thế hệ hôm nay và mai sau.
TÍCH CỰC TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ  ( 27/7/1947 - 27/7/2023) VÀ 51 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG CHỐT CHẶN TÀU Ô (28/8/1972 – 28/8/2023)
 
 
Sau 76 năm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng; 17 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 14/12/2006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; 06 năm thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng”; đã được nghiên cứu, bổ sung và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Kết quả thực hiện cho thấy việc xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công đạt được kết quả tích cực. Đến nay, toàn quốc đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01-01-1945: gần 9.000 người; người hoạt động cách mạng từ ngày 01-01-1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945: 16.500 người; liệt sỹ: gần 1.2 triệu người; thân nhân liệt sỹ gần 500.000 người; Bà mẹ Việt Nam anh hùng: trên 139.000 người; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động: gần 1.300 người; Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh: gần 600.000 người; thương binh loại B: trên 40.000 người; bệnh binh: gần 185.000 người; người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học: gần 320.000 người; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: gần 111.000 người; người có công giúp đỡ cách mạng: 1.897.000 người; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế: gần 4,1 triệu người. Hiện cả nước có trên 1,4 triệu người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; qua rà soát, cơ bản người có công đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định trong những năm tới, tiếp tục: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân...”
(Nguồn ảnh: tư liệu)
Cùng với nhân dân cả nước, trong những năm qua với sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn xã hội, công tác tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công với cách mạng của huyện Hớn Quản đạt được nhiều thành tích, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người có công. Hàng năm UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà cho mẹ Việt Nam Anh hùng; gia đình người có công tiêu biểu hoặc có hoàn cảnh neo đơn trên địa bàn huyện; thân nhân thờ cúng mẹ Việt Nam anh hùng; Thương, Bệnh binh, Người Hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nặng từ 81% trở lên, con đẻ của Người HĐKC bị nhiễm CĐHH đang hưởng trợ cấp hàng tháng nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 trên địa bàn; Tổ chức Lễ viếng nghĩa trang liệt sỹ huyện và dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/72023; Viếng và dâng hương tại Khu di tích chiến thắng chốt chặn Tàu Ô. Tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sỹ tại nghĩa trang liệt sỹ huyện. Đây là những việc làm có ý nghĩa thiết thực, nhằm động viên, khích lệ kịp thời các đối tượng chính sách, tạo điều kiện để họ tiếp tục cống hiến sức lực của mình cho xã hội như lời Bác Hồ đã từng dạy“ Thương binh tàn nhưng không phế ”.

Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Qua đó tuyên truyền sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Quyết tâm đưa công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng trở thành một nét đẹp trong đời sống ngày thường của mỗi người. Đền đáp xứng đáng sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh cho cuộc sống hoà bình, tự do, ấm no, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam ngày hôm nay./.
 

Tác giả bài viết: TT.VH-TT huyện

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập190
  • Hôm nay95,203
  • Tháng hiện tại1,207,408
  • Tổng lượt truy cập17,454,500
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây