UBND huyện Hớn Quảnhttps://honquan.binhphuoc.gov.vn/uploads/honquan/loghq22.png
Chủ nhật - 06/08/2023 07:03
Với mong muốn khơi dậy niềm tự hào và trân trọng truyền thống lịch sử quý báu của cha ông cho thế hệ trẻ, năm 2022, Phòng VH&TT, Phòng GD&ĐT huyện đã phối hợp xây dựng và ban hành Kế hoạch số 11/KH-VHTT-PGDĐT ngày 02/02/2023 triển khai công tác giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản văn hóa, năm thứ nhất (2022-2023).
Sau khi Kế hoạch ban hành, Phòng GD&ĐT đã triển khai Kế hoạch đến tất cả các trường trong huyện, chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế của, huy động các đoàn thể, tổ chức trong trường thực hiện hiệu quả các nội dung tại Kế hoạch phối hợp. Tổ chức nòng cốt, tham mưu cho Ban Giám hiệu các trường trong việc thực hiện giáo dục truyền thống đạo đức cho học sinh thông qua di sản là Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, cùng với sự hỗ trợ của tổ chức Công đoàn cơ sở tại đơn vị.
Học sinh Trường THCS Tân Hưng viếng nghĩa trang liệt sỹ
Qua 6 tháng thực hiện, kể từ tháng 2/2023, công tác gáo dục truyền thống cho học sinh trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Theo báo cáo tổng hợp từ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện đã chú trọng chỉ đạotổ chức giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản văn hóa trong dạy học tích hợp trong các môn học/ hoạt động trải nghiệm phù hợp. Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa để học sinh tìm hiểu thực tế di tích lịch sử trong và ngoài địa bàn. Qua đó, giúp cho học sinh nâng cao kiến thức về lịch sử, truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân Hớn Quản, Bình Phước, văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện, tỉnh.
100% các trường tổ chức giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản văn hóa trong dạy học tích hợp trong các môn học/ hoạt động trải nghiệm.Có 19/19 trường phổ thông tổ chức cho học sinh tham gia địa chỉ đỏ như: Bia tưởng niệm liệt sĩ tại địa phương, Di tích Quốc gia Tượng đài chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, Nghĩa trang liệt sĩ huyện.16/19 trường tổ chức cho học sinh tham gia về nguồn như tại mộ 3000 người, Căn cứ Tà Thiết, địa đạo Củ Chi, Bảo tàng lịch sử TP. HCM...100% các trường tổ chức cho các em vệ sinh, thắp hương tại bia tưởng niệm liệt sĩ các xã/thị trấn nhân các ngày lễ lớn như: 30/4, 1/5, 27/7, 22/12,...(Tổng số lượt tổ chức trong năm là 57 lượt, có hơn 4.000 học sinh tham gia). Có 19/19 trường (TH, TH&THCS, THCS) tổ chức phối hợp với Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, đoàn Thanh niên xã/thị trấn ôn lại truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân các ngày lễ lớn trong năm như: 22/12, 3/2, 30/4, ...100% các trường TH, TH&THCS, THCS triển khai, thực hiện mô hình “Câu lạc bộ em yêu lịch sử”, phù hợp với lứa tuổi, cấp học.100% các trường TH&THCS, THCS tham gia cuộc thi “Hành trình di sản văn hóa tỉnh Bình Phước” lần thứ V, năm 2023.
Thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn (lịch sử, địa lí) đã giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần kiên cường đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; nâng cáo ý thức, trách nhiệm giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc cho các em qua các bài học có liên quan.Qua hình ảnh trong các bài học của Tài liệu Giáo dục địa phương đã giáo dục các em đã nắm được di sản văn hóa tỉnh Bình Phước tại Bảo tàng tỉnh và các di tích trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng .
Hình ảnh học sinh trong buổi sinh hoạt giáo dục truyền thống trong nhà trường
Tuy nhiên, việc triển khai Kế hoạch nói trên cũng còn gặp phải một số khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện như: Địa bàn của huyện rộng, việc tổ chức đi lại khó khăn. Kinh phí còn hạn hẹp, ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động tham quan thực tế tại di sản, di tích. Trước thực trạng trên, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch năm học hằng năm cần chú trọng dành, ưu tiên nguồn quỹ nhất định, tăng cường huy động xã hội hóa trong giáo dục để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phối hợp trên, góp phần vào kết quả giáo dục chung của các nhà trường.
Trong thời gian tới, Phòng VH&TT - Phòng GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp tăng cường có hiệu quả việc giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản văn hóa. Qua đây góp phần đổi mới phương pháp dạy học, gắn lý thuyết với thực tiễn; đồng thời góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các truyền thống và giá trị di sản văn hóa của dân tộc./.