Chiến dịch thực hiện theo 02 giai đoạn, với nội dung thực hiện của từng giai đoạn như sau: giai đoạn 1 (từ ngày 02/5/2024 đến ngày 31/5/2024). Sẽ tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, trọng tâm tuyên truyền các quy định về bảo vệ HLATGTĐB để Nhân dân hiểu rõ và chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Hình thức thực hiện: Qua hệ thống truyền thanh của xã, thị trấn, hoặc lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt của tổ chức đoàn thể, trong các cuộc họp dân; sử dụng các băng rôn, áp phích, tờ rơi, tài liệu. Thực hiện cắm mốc, kẻ vạch sơn để xác định chính xác ranh giới đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân với đất của đường bộ, HLATGTĐB. Tổ chức rà soát, lập danh sách và phân loại các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ theo từng tuyến đường; yêu cầu người vi phạm tự tháo dỡ, di dời các công trình vi phạm và cho ký cam kết không tái phạm. Tổ chức hướng dẫn gắn lại các bảng, biển quảng cáo, biển hiệu ngoài trời đúng theo quy định.
Điai đoạn 2 (từ ngày 01/6/2024 đến ngày 30/6/2024): UBND huyện thành lập Đoàn công tác liên ngành và huy động lực lượng, phương tiện để giải tỏa các công trình, vật kiến trúc nằm trong phạm vi HLATGTĐB các tuyến đường: QL13, ĐT.752, ĐT.756, ĐT.756B, ĐT.756C, ĐT.757, ĐT.758. Thành phần Đoàn công tác liên ngành do UBND huyện thành lập để thực hiện nhiệm vụ.
Phương tiện, dụng cụ huy động thực hiện nhiệm vụ: Phòng Kinh tế và Hạ tầng: chuẩn bị máy phát điện, máy cắt, xà beng, cuốc, xẻng, búa, kìm, thang và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ việc giải tỏa; thuê xe cuốc, xe cẩu… (nếu cần), thuê nhân công để thực hiện. UBND các xã, thị trấn: 01 xe ô tô tải (hỗ trợ chở tài sản vi phạm), đồng thời chuẩn bị nhân lực và dụng cụ khác (nếu cần). UBND các xã, thị trấn thành lập Tổ công tác (do Chủ tịch UBND xã, thị trấn làm tổ trưởng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên) và huy động lực lượng, phương tiện để tổ chức giải tỏa các công trình, vật kiến trúc nằm trong phạm vi HLATGTĐB các tuyến đường trên địa bàn mình quản lý (đường huyện và đường xã).
Đối tượng trong xử lý hành lang đợt này: Giải tỏa các vị trí kinh doanh vật liệu xây dựng, đổ vật liệu xây dựng, kinh doanh phế liệu lấn chiếm HLATGTĐB; biển hiệu, biển quảng cáo treo, đặt không đúng quy định; chiếm dụng HLATGTĐB để bán hàng, họp chợ; làm lều quán, mái che, công trình xây dựng trái phép; dỡ bỏ các vị trí cơi nới thềm, bậc lên xuống lấn chiếm HLATGTĐB, cản trở và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Các vi phạm HLATGTĐB trên đất không hợp pháp, đơn vị quản lý đường bộ đã lập biên bản vi phạm đến nay chưa tự giác tháo dỡ, giải tỏa. Xử lý các trường hợp tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ; mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính. Giải tỏa các chợ tự phát, chợ tạm lấn chiếm HLATGTĐB, cản trở giao thông; xử lý phương tiện ô tô dừng, đỗ sai quy định trên các tuyến đường.
Qua thực hiện kế hoạch nhằm quản lý và bảo vệ HLATGTĐB; xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm lấn chiếm HLATGTĐB trên phần đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng, không để tình trạng tái lấn chiếm HLATGTĐB, vỉa hè đô thị làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, bảo vệ HLATGTĐB; nâng cao nhận thức của người dân về chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình giao thông, HLATGTĐB, góp phần tích cực xây dựng và hình thành văn hóa giao thông trong cộng đồng. tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp về giải tỏa hành lang, lấn, chiếm lòng, lề đường, hè phố, trật tự đô thị trên địa bàn huyện. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền để người dân nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trật tự, an toàn giao thông, thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn. Đưa công tác quản lý HLATGTĐB ngày càng đi vào nề nếp, ổn định.