KINH THẾ TRANG TRẠI – LỢI THẾ CỦA HỚN QUẢN

Thứ sáu - 27/10/2023 13:58
Với lợi thế địa bàn rộng, có nhiều sông, suối lớn chảy qua, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, những năm qua các mô hình kinh tế trang trại ở Hớn Quản đã giúp nông dân vươn lên làm giàu nhờ nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Các trang trại đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, tăng thu nhập cho nông dân. Điều quan trọng là kinh tế trang trại đã góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
KINH THẾ TRANG TRẠI – LỢI THẾ CỦA HỚN QUẢN
Hỗ trợ chính sách và tăng cường áp dụng khoa học – kỹ thuật
Những năm qua, huyện Hớn Quản đã thực hiện nhiều đề án chuyển giao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp mà đối tượng quan tâm đặc biệt là các trang trại. Qua đó, hướng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững, khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung công nghiệp. Huyện cũng tổ chức nhiều buổi tập huấn cho nông dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và nhiều mô hình nông nghiệp khác cho người dân nhằm tăng năng suất, sản lượng và hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
Để tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển, những năm qua, Hớn Quản đã công khai bộ thủ tục hành chính về kinh tế trang trại, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về kinh tế trang trại cho đội ngũ cán bộ, công chức nông nghiệp, lãnh đạo các xã và chủ trang trại. Thông qua các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, nhiều nông hộ trong huyện đã mạnh dạn đầu tư trang trại chăn nuôi heo, gà lạnh theo hướng hiện đại, bảo đảm an toàn dịch bệnh và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Để gia tăng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản, khuyến khích các chủ trai trại mở rộng quy mô sản xuất và phát triển bền vững, huyện Hớn Quản tiếp tục triển khai đề án chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững; khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung công nghiệp. Đặc biệt, huyện chú trọng phát triển các mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã theo hướng hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng để tạo việc làm ổn định, huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân.

Hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Là một trong 4 huyện được tỉnh quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 500 ha, Hớn Quản được kỳ vọng là địa bàn trọng điểm trong phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Huyện đang quan tâm chỉ đạo nhân rộng các mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, tạo chuỗi giá trị liên kết. Để làm được điều đó, huyện đẩy mạnh tuyên truyền làm thay đổi tư duy, cách làm của lãnh đạo, công chức tới người dân về sản xuất nông nghiệp. Lãnh đạo huyện cũng cam kết sẽ hỗ trợ tối đa về cơ chế, chính sách, con người cho phát triển nông nghiệp. Hiên nay đã phát triển một số doanh nghiệp, trang trại, HTX, hộ gia đình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại địa bàn các xã, thị trấn gồm: Tân Hưng, Tân Quan, Tân Khai. Tiếp tục triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ tại một số hợp tác xã, hộ gia đình trên địa bàn các xã: An Khương, Tân Hưng, Thanh An.

Song song đó, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Sở Khoa học và Công nghệ đang được thực hiện trên địa bàn, như trồng dưa lưới, bắp nếp trên đất ruộng gò vào mùa khô hay trồng rau rừng, rau an toàn trong nhà màng... Huyện còn tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, như trồng tiêu an toàn tại 2 xã Thanh An, An Khương; trồng rau an toàn trong nhà kính ở thị trấn Tân Khai.

Thành Tựu 14 Năm Dáng Tự Hào

 Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp – thủy sản là 3.221 tỷ đồng,  Diện tích cây trồng lâu năm, hàng năm tương đối ổn định . Mô hình sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng liên kết tập trung, chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị sản phẩm; toàn huyện có 260 trang trại; có 43 tổ hợp tác nông nghiệp; 24 hợp tác xã đến nay huyện đã có 12 sản phẩm OCOP, xây dựng 04 nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp luôn được quan tâm nạo vét, nâng cấp đảm bảo nguồn cấp nước cho sản xuất của người dân, doanh nghiệp và trang trại trên địa bàn;

Nhìn chung, các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hớn Quản được xây dựng bài bản, bảo đảm yếu tố môi trường. Nhiều trang trại trồng cây lâu năm, chăn nuôi tổng hợp ra đời đã góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Có thể nói, kinh tế trang trại là lợi thế của huyện và đã góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện.
Để kinh tế trang trại ngày càng phát triển, huyện đang quan tâm và tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hy vọng thời gian tới, nông nghiệp Hớn Quản, trong đó có chủ công là loại hình kinh tế trang trại sẽ bứt phá, xứng đáng là một trong 4 địa bàn trọng điểm về phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh.

 
 
TUV, Bí thư Huyện ủy Quách Thị Ánh thăm mô hình hội quán măng cụt xã Thanh Bình
 
TUV, Bí thư Huyện ủy Quách Thị Ánh, thăm mô  hình trồng cây dược liệu tại xã An Phú



Trao đổi kinh nghiệm về Trồng và chăm sóc cây Sầu Riêng



Hội thảo thực trạng, giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã



Tọa  đàm  trao đổi kinh nghiệm về trồng, chăm sóc tiêu thụ sản phẩm Sầu riêng
 

Tác giả: Lê Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập77
  • Hôm nay1,470
  • Tháng hiện tại466,148
  • Tổng lượt truy cập24,999,806
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây