HỚN QUẢN TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC, GIÁO DỤC BẮT BUỘC, XÓA MÙ CHỮ CHO NGƯỜI LỚN VÀ ĐẨY MẠNH PHÂN LUỒNG HỌC SINH TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Thứ tư - 17/07/2024 20:53

Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS  - Ảnh minh họa

Công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS - Ảnh minh họa
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Huyện ủy Hớn Quản vừa ban hành Kế hoạch số 224-KH-HU triển khai thực hiện Kế hoạch số 225-KH/TU ngày 08/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 05/01/2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục (PCGD), giáo dục bắt buộc (GDBB), xóa mù chữ (XMC) cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện





Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện; Kế hoạch đề ra các mục tiêu, định hướng  và nhiệm vụ cụ thể về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông đến năm 2030.
Kế hoạch đặt ra 04 mục tiêucác giải pháp thực hiện:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ  hông, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện.
- Đa dạng hóa, linh hoạt các hình thức tuyên truyền, phổ biến. Phát huy vai
trò của các cơ quan truyền thông, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cả xã hội về vị trí, vai trò tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.

- Hình thành đội ngũ làm công tác truyền thông về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; nâng cao năng lực cho các cán bộ truyền thông trong cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở giáo dục.
- Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông và hình thức triển khai; xây dựng
chuyên trang, chuyên mục về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông để phát thanh tại các địa bàn vùng xa, khó khăn bảo đảm thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng (về hình ảnh, vị thế, thông điệp quốc gia về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông… ). Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.

- Tổ chức các chương trình, sự kiện, cuộc thi, giải thưởng, danh hiệu nhằm
khen thưởng các tổ chức, cá nhân (cán bộ quản lý, nhà giáo, người học, người làm công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn, công tác phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông) có nhiều thành tích đóng góp trong công tác này trên địa bàn huyện.

- Cơ quan quản lý công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ
cho người lớn và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông chủ động tham gia phát hành đa dạng thông tin; tạo môi trường số kết nối, chia sẻ giữa các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục, nhà trường, gia đình, nhà giáo, người học; hình thành mạng xã hội về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện, bảo đảm
cho mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ học tập, hoàn thành phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc; chú trọng trang bị kiến thức và kỹ năng thiết yếu cho người mới biết chữ; duy trì và nâng cao tính bền vững đối với kết quả xóa mù chữ cho người lớn, chú trọng xóa mù chữ chức năng; tăng cường tư vấn hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh sau trung học cơ sở phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng hoàn cảnh, có cơ hội tiếp tục học tập; tạo điều kiện cho người trong độ tuổi lao động có thể tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, thích ứng với những thay đổi của xã hội; đồng thời, phát triển hệ thống giáo dục mở để tạo cơ hội cơ cấu ngành nghề, phát triển giáo dục gắn với kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.


2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông:
- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên trong thực hiện công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
- Triển khai thực hiện các chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các nhà tài trợ, mạnh
thường quân trong thực hiện công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong công tác giáo dục, huy động sự tham gia của xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác này.

- Thực hiện tốt các chính sách của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2024 đến năm 2025 trên địa bàn huyện thực hiện công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các cấp trên địa bàn huyện.
- Thực hiện chính sách, pháp luật; tạo sự đồng bộ, liên thông, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và phân luồng học sinh sau trung học đáp ứng yêu cầu đề ra.
- Triển khai thực hiện tốt chính sách ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp. Có chính sách tháo gỡ việc phát triển mạng lưới trường, lớp dân lập, tư thục; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn ở địa bàn vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà kết quả chưa vững chắc. Hỗ trợ học nghề, tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông lựa chọn chương trình giáo dục phù hợp được thuận lợi trong chuyển đổi giữa các chương trình giáo dục, học thường xuyên, học suốt đời, liên thông giữa các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp và cấp học cao hơn. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, khai thác hiệu quả tài nguyên giáo dục mở góp phần phát triển nguồn nhân lực bền vững, tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục.



3. Đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và đổi mới chương trình, phương thức dạy học:
- Tiếp cận nhanh chóng và nâng cao năng lực chuyển đổi số của cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông. Đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã về cơ sở dữ liệu chung của quốc gia.
- Tích cực ứng dụng các nền tảng số để triển khai dùng chung và hỗ trợ dạy học trực tuyến các trình độ trong các lớp học phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Tham gia phát triển kho học liệu số (thư viện số) ở tất cả các trình độ cho học viên các lớp phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo cho việc dạy và học theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Học tập cộng đồng, các cơ sở giáodục để đảm bảo đủ điều kiện cho việc dạy và học.
- Thực hiện tốt việc đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, tiếp cận dần chuẩn các nước tiên tiến. Chú trọng rèn luyện, nâng cao phẩm chất, tư tưởng, đạo đức, năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục gắn với quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục. Thực hiện tốt trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các cấp học; bảo đảm đủ số lượng, cân đối về cơ cấu, phù hợp với nhu cầu thực tế của huyện.
- Thực hiện tốt chính sách tiền lương, tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút, bảo
đảm điều kiện cần thiết để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định; thực hiện đảm bảo chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các cơ sở gáo dục khác theo quy định.


4. Phát triển đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong thực hiện công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông:
- Phát triển và nâng cao chất lượng, có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo trong thực hiện công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
- Tích cực cử cán bộ quản lý nhà nước, giáo viên tham gia tập huấn chuyên môn về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
- Nâng cao vai trò chủ đạo, trách nhiệm quản lý nhà nước, bảo đảm tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường nguồn lực, bảo đảm ngân sách để hoàn thành các mục tiêu về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xoá mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, ưu tiên phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi. Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước về giáo dục và đào tạo từ huyện đến cơ sở; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm.
- Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bảo đảm điều kiện cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ
hóa, xã hội hóa gắn với quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân, quy hoạch quốc gia, ngành. Đặc biệt quan tâm phát triển mạng lưới trường, điểm trường, lớp học; lớp bán trú ở địa bàn vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư xây dựng trường, lớp, nhất là trường mầm non, nhà trẻ ngoài công lập tại khu công nghiệp, khu đông dân cư, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
 

Tác giả: VHTT

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

văn bản
congbao
Công báo
facebook
khatvonghonquan
TỰ HÀO BÌNH PHƯỜC
SẢN PHẨM
Dịch vụ công quốc gia
Thống kê
  • Đang truy cập252
  • Hôm nay1,262
  • Tháng hiện tại343,121
  • Tổng lượt truy cập25,464,613
bank
 
bo phap dien
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây